Lệ Thủy: Hỗ trợ hiệu quả chương trình phát triển sản xuất

  • 07:41 | Thứ Sáu, 18/02/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Lệ Thủy đã ưu tiên triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến cuối năm 2021 là 3,35%, hộ cận nghèo là 2,86%.
 
Những năm qua, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên các địa bàn khó khăn được huyện Lệ Thủy chú trọng. Phòng Dân tộc huyện đã thực hiện việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp và máy móc cho 7.511 đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo tham gia phát triển sản xuất với nguồn vốn 3.354 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao.
 
Huyện đã phân bổ 309 triệu đồng cho Phòng Dân tộc để triển khai dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Phòng Dân tộc huyện đã thực hiện 6 mô hình kinh tế với 83 hộ tham gia phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
 
Từ các nguồn vốn khác có liên quan đến công tác giảm nghèo, một số dự án, như: Chăn nuôi gà, sản xuất lúa thương phẩm, trồng keo nuôi cấy mô thích ứng với biến đổi khí hậu, chăn nuôi bò vỗ béo, chăn nuôi gà kiến thả vườn, trồng sim nguyên liệu, trồng nấm thương phẩm, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi gà đồi, nuôi ếch trong ao lót bạt, trồng cam Khe Mây, cam Vũ Quang… cũng được thực hiện hiệu quả.
Nhờ được quan tâm, hỗ trợ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ được quan tâm, hỗ trợ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Tường, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho hay: Trong năm 2021, xã đã được hưởng lợi từ rất nhiều dự án để giúp bà con giảm nghèo bền vững, trong đó, xã chú trọng về chuyển đổi nghề và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc chuyển đổi hiệu quả đã góp phần nâng thu nhập bình quân của người dân lên gần 55 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,54% và hộ cận nghèo 2,47% (theo tiêu chí mới)...

Từ những việc làm cụ thể như: Hỗ trợ giáo dục-đào tạo, mua thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; cho vay tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông-lâm-ngư;  hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo.., cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện được tăng cường, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Lệ Thủy cho biết: Bên cạnh những thuận lợi thì việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 cũng gặp không ít khó khăn.
 
Hiện nay, tiêu chí mới dành cho hộ nghèo khá cao, trong khi đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Công tác tuyên truyền tại một số xã, thị trấn còn hạn chế, một bộ phận người dân chưa hiểu tầm quan trọng của việc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo nên vẫn còn tình trạng khai báo chưa trung thực, che giấu tài sản, nhân khẩu.
 
Ngoài ra, huyện còn có nhiều xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao, như: Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc… Vì vậy, chính quyền các cấp cùng người dân cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn mới đạt được mục tiêu giảm nghèo do huyện đề ra hàng năm.
 
"Công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội luôn được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị, được sự đồng thuận, tham gia ủng hộ của nhân dân. Việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo đúng quy trình, công khai, dân chủ và có sự tham gia của người dân, không chạy theo thành tích, phản ánh đúng thực tế về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo.
 
Tuy nhiên, công tác thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn đa chiều ở một số xã, thị trấn còn nhiều lúng túng, chưa kịp thời, nhất là đối với các xã miền núi. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới cần có sự đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện...", bà Đặng Thị Hồng Thắm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy chia sẻ.
 
Theo số liệu từ công tác thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022-2025 của huyện Lệ Thủy, toàn huyện hiện có 2.922 hộ nghèo, chiếm 6,98%; 1.909 hộ cận nghèo, chiếm 4,56%.

Hiền Phương

 
 
 
 

tin liên quan

Tập huấn kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội

(QBĐT) - Sáng nay, 17/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội. Tham gia lớp tập huấn có  40 cán bộ làm công tác truyền thông tại các địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Tổ chức trao quà tại tỉnh Quảng Bình

(QBĐT) - Thông qua sự kết nối của TAND tỉnh, vừa qua đoàn cán bộ TAND quận Ba Đình do Chánh án Nguyễn Sinh Thành dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà cho người dân tại xã Kim Hóa (Tuyên Hóa) và TAND huyện Minh Hóa.

Kịp thời hỗ trợ ngư dân bị nạn

(QBĐT) - Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BCH BĐBP) Quảng Bình, BCH đã chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh và các đơn vị tuyến biển duy trì thông tin liên lạc, hỗ trợ ngư dân bị nạn trên biển.