Bố Trạch: Các địa phương tập trung ra đồng diệt chuột

  • 13:12 | Thứ Hai, 13/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch cho biết, chuột là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu trên đồng ruộng, do vậy, để góp phần bảo vệ sản xuất vụ đông-xuân 2023-2024, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung các biện pháp triển khai diệt chuột.
 Bà con nông dân xã Bắc Trạch tích cực ra đồng diệt chuột.
Bà con nông dân xã Bắc Trạch tích cực ra đồng diệt chuột.
Theo thống kê, chuột phá hại ít nhất 5%, có nơi lên tới 30-50% năng suất lúa. Khi bị chuột cắn phá trong giai đoạn trổ đòng, lúa sẽ không còn cơ hội phục hồi, gây thiệt hại lớn về năng suất. Để diệt chuột hiệu quả, các địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai theo 4 phương châm: Diệt sớm ngay từ đầu vụ; diệt thường xuyên, liên tục; diệt bằng nhiều phương pháp; có sự tham gia của cộng đồng.
 
Thời điểm diệt chuột tập trung vào giai đoạn chuột chưa vào mùa sinh sản, giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng), giữa vụ gieo trồng hoặc trong các đợt lũ khi chuột còn đang co cụm…
 
Với tinh thần tích cực, nỗ lực của bà con nông dân, đến nay, nhiều địa phương đã tổ chức diệt chuột đạt kết quả đáng ghi nhận. Toàn huyện đã diệt được gần 32.000 con chuột, trong đó có một số xã, thị trấn đạt kết quả cao, như: Vạn Trạch, Bắc Trạch, Hoàn Lão, Hải Phú…
 
Để góp phần bảo vệ sản xuất vụ đông-xuân 2023-2024, thời gian tới, các địa phương trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, thực hiện các biện pháp để diệt chuột và các loại sâu bệnh khác, đồng thời bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng.
L.M

tin liên quan

Quảng Ninh: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.000 tỷ đồng

(QBĐT) - Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh vẫn duy trì và phát triển. 
 

Phủ sóng rộng rãi thanh toán không dùng tiền mặt

(QBĐT) - Không cần phải dự trữ tiền mặt để giao dịch lại có thể quản lý tài chính một cách dễ dàng, tránh bị lừa đảo bằng tiền giả, giảm chi phí xã hội…,đó là những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tiểu thương… khi thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). 

Kinh tế tập thể "tiếp sức" nông thôn mới

(QBĐT) - Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của KTTT đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn.