Quảng Ninh: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.000 tỷ đồng

  • 13:11 | Thứ Hai, 13/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quảng Ninh Bùi Văn Khảm cho biết, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp (CN) trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển. Từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất CN (theo giá so sánh 2010) đạt gần 1.020 tỷ đồng, tăng 5,08% so cùng kỳ.
Doanh nghiệp may mặc gặp khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm.
Doanh nghiệp may mặc gặp khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm.
Trong đó, CN khai khoáng đạt trên 35 tỷ đồng (tăng 10,76%), CN chế biến đạt trên 812 tỷ đồng (tăng 0,3%), CN sản xuất và phân phối điện đạt 170 tỷ đồng (tăng 34,07%)…
 
Thời gian qua, hoạt động sản xuất CN trên địa bàn huyện Quảng Ninh gặp khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, nhu cầu tiêu dùng giảm nên sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sắn tăng cao làm cho doanh nghiệp (DN) chế biến tin bột sắn chưa thể tổ chức sản xuất, ảnh hưởng đến mức tăng chung của ngành CN. Việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực CN vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được các DN lớn đầu tư; một số DN đã được cấp đất và hỗ trợ các thủ tục liên quan nhưng chậm xây dựng nhà xưởng.
 
Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất CN, huyện Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các cụm tiểu thủ CN đã được đầu tư, xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi để các DN, cơ sở sản xuất CN, tiểu thủ CN đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng nhãn mác sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu một số nông sản trên địa bàn.
 
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư sản xuất trên địa bàn.
L.Chi

tin liên quan

Phủ sóng rộng rãi thanh toán không dùng tiền mặt

(QBĐT) - Không cần phải dự trữ tiền mặt để giao dịch lại có thể quản lý tài chính một cách dễ dàng, tránh bị lừa đảo bằng tiền giả, giảm chi phí xã hội…,đó là những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tiểu thương… khi thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). 

Kinh tế tập thể "tiếp sức" nông thôn mới

(QBĐT) - Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của KTTT đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn.

Cá "vụ ba"

(QBĐT) - Hàng năm, sau vụ lúa hè-thu, người dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy) lại tất bật đắp bờ, giăng lưới khắp các đồng ruộng rồi chờ mưa để nuôi cá "vụ ba". Việc nuôi cá "vụ ba" không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà còn góp phần cải tạo đất. Tuy nhiên, hình thức nuôi cá này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức…