Bảo tồn cây sa sâm trên vùng cát xã Hải Ninh

  • 14:26 | Thứ Sáu, 10/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Đó là nội dung hội thảo giới thiệu dự án do Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển (HTPNPT) tỉnh tổ chức với sự tham gia của các đối tác, vào ngày 10/2 tại TP. Đồng Hới.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Mô hình “Tổ phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” là 1 trong 5 đề xuất được nhận tài trợ của Chương trình huy động nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững tại TP. Đà Nẵng, Việt Nam (Quỹ bảo tồn) do GreenViet (Việt Nam) và Viện Gustav-Stresemann (GSI) Đức hợp tác thực hiện và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ.

Tại hội thảo, đại biểu đã được nghe giới thiệu tổng quan về mô hình. Theo đó, sa sâm là cây được ghi tên trong danh sách dược liệu quý của GS-TSKH Đỗ Tất Lợi. Đây là loài cây bản địa rất gần gũi với người dân các xã ven biển tỉnh ta. Nhiều người dân địa phương đã dùng cây sa sâm ngâm rượu, nấu canh và cho thấy hiệu quả tích cực.

Để bảo tồn giống sa sâm bản địa, đưa loại cây này trở thành sản phẩm du lịch, Quỹ HTPNPT đã đề xuất mô hình “Tổ phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” và được tài trợ thực hiện.

Đại diện Ban quản lý dự án ký kết thỏa thuận với chính quyền địa phương
Đại diện Ban quản lý dự án ký kết thỏa thuận với chính quyền địa phương.

Được triển khai từ tháng 1-9/2023, mô hình sẽ góp phần khôi phục và phát triển giống cây bản địa, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường bền vững trên vùng cát với khoảng 1.000 người hưởng lợi, trong đó có 700 phụ nữ.

Mô hình thành lập tổ hợp tác gồm 35 thành viên do Hội LHPN xã điều hành. Các thành viên sẽ được nâng cao nhận thức về giá trị của cây sa sâm, nắm vững kỹ thuật trồng cây theo hướng hữu cơ; hỗ trợ thành viên thu gom giống sa sâm bản địa đề trồng thí điểm tại vườn; xây dựng vườn ươm, mở rộng diện tích trồng thí điểm…

Thành công của mô hình sẽ góp phần nhân rộng, phát triển cây sa sâm tại các vùng cát ven biển giàu tiềm năng của tỉnh.

Đại biểu tham dự hội thảo
Đại biểu tham dự hội thảo.

Với mức giá trên thị trường khoảng 50.000 đồng/kg lá, 4-5 triệu đồng/kg củ, việc kết nối, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm là yếu tố rất quan trọng để phát triển cây sa sâm. Trước mắt, mô hình tiến hành kết nối với các cửa hàng nông sản sạch, hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường sang các tỉnh, xây dựng hệ thống bán sỉ và đại lý, đa dạng thành các chế phẩm như trà túi lọc, bột dinh dưỡng… Đây là những giải pháp hữu hiệu, dài hơi, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp người dân yên tâm phát triển cây sa sâm và tạo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

Tại hội thảo, Ban quản lý dự án đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH MTV An Nông, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và đại diện lãnh đạo UBND xã Hải Ninh về tiêu thụ, hỗ trợ kỹ thuật và triển khai mô hình với quyết tâm đưa cây sa sâm trở thành sản phẩm đặc trưng của vùng cát Quảng Bình.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Ngọc Mai

tin liên quan

Chỗ dựa vững chắc của người lao động

(QBĐT) - Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề với gần 800 lao động, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, từ miền xuôi đến miền ngược nhưng tất cả chế độ, chính sách của đoàn viên, người lao động luôn được bảo đảm.

Trao tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

(QBĐT) - Sáng 10/2, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã đến thăm, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Võ Ngọc Sinh, học sinh lớp 10 chuyên Tin (Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp).

Khối thi đua các ngành Kinh tế-Kỹ thuật: Ký giao ước thi đua năm 2023

(QBĐT) - Chiều 9/2, Khối thi đua các ngành Kinh tế-Kỹ thuật tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 và ký giao ước thi đua năm 2023.