icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Trung Quốc thử nghiệm công nghệ có thể truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất

  • 12:40 | Thứ Tư, 22/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nhóm phát triển cho biết các tấm pin Mặt trời đặt trên quỹ đạo sẽ có lợi thế hơn so với hệ thống trên mặt đất, do không thể hoạt động vào ban đêm hoặc bị mây che phủ.
Ảnh minh họa - Getty Images
Ảnh minh họa - Getty Images
Tờ Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một mô hình công nghệ, có khả năng truyền dẫn không dây năng lượng Mặt trời từ ngoài vũ trụ về Trái đất trong tương lai.
 
Theo đó, mô hình trạm năng lượng được đặt tại Đại học Xidian ở tỉnh Thiểm Tây đã hấp thụ ánh nắng ở một độ cao so với mặt đất rồi chuyển nó thành chùm tia sóng. Sau đó, nó truyền các tia này xuyên qua không khí đến một trạm thu, nơi nó có thể được chuyển đổi trở lại thành điện năng.
 
Trong khi mô hình thử nghiệm chỉ truyền năng lượng qua không khí được quãng đường 55 mét, các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó công nghệ này có thể được mở rộng để truyền tải năng lượng từ các tấm pin Mặt trời quay quanh Trái đất.
 
Trong thông cáo báo chí, trường Đại học Xidian cho biết nhóm nghiên cứu vừa tiến hành thử nghiệm trước một hội đồng chuyên gia và được xác nhận thành công vào ngày 5/6.
 
Triển vọng về việc khai thác nguồn năng lượng Mặt trời từ vũ trụ sẽ giúp loại bỏ được nhược điểm lớn nhất của công nghệ năng lượng sạch là không thể hoạt động trong bóng tối, bằng cách đặt các tấm pin vào những quỹ đạo không bị Trái đất phủ bóng. 
 
Hiện nay, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất khai thác tiềm năng của công nghệ này. 
 
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Mỹ) đã khởi động một chương trình khai thác năng lượng Mặt trời từ không gian sau khi được rót vốn 100 triệu USD vào năm 2013. Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ, Nga, Anh và Pháp cũng đang khám phá về tiềm năng trên. Theo Đại học Xidian, đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. 
 
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức

tin liên quan

Brazil phát hiện khu rừng hóa thạch 290 triệu năm tuổi

Với niên đại ước tính khoảng 290 triệu năm, những hóa thạch vừa được phát hiện đại diện cho một trong những dạng thực vật nguyên thủy nhất trong lịch sử Trái đất.

Ưu tiên bảo vệ trẻ em khi tham gia vũ trụ ảo

Khoác lên mình một chiếc áo vest công nghệ và một chiếc kính thực tế ảo, Mainak Chaudhuri, cô gái trẻ từ công ty khởi nghiệp Pháp, hào hứng chia sẻ về tiềm năng của công nghệ vũ trụ ảo.

Mỹ duyệt tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi

Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, các bậc cha mẹ tại Mỹ có thể đặt lịch hẹn để đưa trẻ đi tiêm ngừa COVID-19 vào tuần tới.