Đột phá y học: Tiêm một liều duy nhất điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

  • 14:37 | Thứ Ba, 14/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 13/6, Đại học Tel Aviv (TAU) của Israel thông báo nhóm nhà nghiên cứu Israel và Mỹ đã phát triển thành công phương pháp mới giúp điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bằng cách tiêm một liều duy nhất.
 
Nghiên cứu mang tính đột phá này có thể giúp các nhà khoa học phát triển vaccine hoặc liệu pháp điều trị một lần cho bệnh nhân nhiễm loại virus nguy hiểm này trong tương lai.
 
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiêm vào cơ thể và tiến hành chỉnh sửa gene đối với các tế bào B để tiết ra kháng thể chống lại virus HIV. Tế bào B, được tạo ra trong tủy xương, là một loại bạch cầu sản sinh ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. 
 
Trước đó, một số nhà khoa học có thể sử dụng kỹ thuật di truyền học đối với các tế bào T bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, với nghiên cứu trên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chỉnh sửa gene đối với các tế bào B trong cơ thể chuột. Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp mới này nhanh, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả hơn. 
 
Nhà nghiên cứu tại TAU, ông Adi Barzel giải thích khi virus xâm nhập, các tế bào B đã được chỉnh sửa gene sẽ được kích hoạt và phân chia. Bên cạnh đó, nếu virus biến đổi, các tế bào B cũng sẽ biến đổi theo để chống lại virus. Ông Barzel nhấn mạnh họ đã tạo ra “phương thuốc đầu tiên có thể tiến hóa trong cơ thể và đánh bại virus”. Thành tựu đột phá trên có thể mở ra hướng điều trị cho nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng như một số bệnh ung thư do virus gây ra.
 
Nghiên cứu đã được công bố mới đây trên tạp chí Nature Biotechnology.
 
Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Thuốc AntiRetrovirut (ARV) có thể làm hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus HIV, tăng thời gian sống cho người bệnh.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)

tin liên quan

Tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại còn chậm, do đâu?

Hiện nay, số vaccine Bộ Y tế tiếp nhận đủ để sử dụng tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng và đủ để sử dụng tiêm 2 liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 6/2022. 

Khả năng phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng vi khuẩn đường ruột để phát hiện sớm NAFLD thông qua xét nghiệm không xâm lấn và mở ra cơ hội cho việc sử dụng các biện pháp can thiệp mới.

Cần bổ sung vấn đề y đức vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khám chữa bệnh

(QBĐT) - Sáng nay, 13/6, trong phiên họp buổi sáng, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khám chữa bệnh và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban xã hội của Quốc hội. Đại biểu Trần Quang Minh đã tham gia thảo luận.