icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Tiến sát mục tiêu giải mã nguyên nhân gây "sương mù não" hậu COVID-19

  • 06:54 | Thứ Sáu, 17/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, đột quỵ.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sydney (Australia). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sydney (Australia). (Ảnh: AFP/TTXVN)
 
Các nhà khoa học Australia tin rằng họ đang tiến sát mục tiêu giải mã nguyên nhân gây ra tình trạng "sương mù não" - một triệu chứng phổ biến của hội chứng COVID kéo dài.
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học La Trobe, được công bố trên Nature Communications ngày 16/6, đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa tác động của việc mắc COVID-19 và giai đoạn đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ.
 
Nghiên cứu này cung cấp những dấu hiệu đầu tiên về việc một số triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài là do các khối amyloid (một protein bất thường) trú ngụ trong não gây ra, tương tự như những triệu chứng phát hiện ở những người mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Các khối amyloid độc hại này bao gồm các mảng protein cứng, cản trở các tế bào thần kinh trong não.
 
Chuyên gia hóa lý sinh - Tiến sỹ Nick Reynolds làm việc tại Viện Khoa học Phân tử thuộc Đại học La Trobe cho biết các khối protein nói trên có thể là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng suy nhược dai dẳng nhất của hội chứng COVID kéo dài.
 
Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, rối loạn cảm giác, đau đầu nghiêm trọng và thậm chí là đột quỵ.
 
Ông Reynolds cho biết nếu các nghiên cứu sâu hơn xác nhận các khối amyloid góp phần gây ra tình trạng "sương mù não," thì các loại thuốc đã được sử dụng để chống lại bệnh Alzheimer và Parkinson có thể sẽ phát huy hiệu quả đối với những người mắc hội chứng COVID kéo dài.
 
Theo ông Reynolds, đã có nhiều nghiên cứu về những rối loạn về não trong 30 năm qua, và những kết quả này có thể mang lại những kiến thức vô giá trong cuộc chiến chống COVID kéo dài.
 
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm hiểu xem liệu các khối amyloid tương tự có thể được hình thành từ các mảnh của protein SARS-CoV-2 hay không và họ đã tìm thấy hai mảnh protein ORF6 và ORF10. Kết quả nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho thấy hai mảnh protein này rất độc hại đối với các tế bào não người.
 
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập não của người bị nhiễm bệnh, nhưng các cơ chế chính xác gây ra các triệu chứng về thần kinh hiện vẫn chưa được hiểu rõ.
 
Ông Reynolds cho biết bước tiếp theo trong công tác nghiên cứu của ông cùng cộng sự sẽ là hợp tác với các chuyên gia y học Australia và quốc tế để xác nhận giả thuyết về các khối amyloid.
Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo theo hướng hữu cơ

(QBĐT) - Ngày 16/6, ông Nguyễn Chí Thắng, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ cho biết, đơn vị vừa thành lập đoàn tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp KH-CN "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo theo hướng hữu cơ tại tỉnh Quảng Bình" tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Trạch.

Giải mã được bí ẩn về nguồn gốc Cái chết Đen

Cái chết Đen (Black Death) là từ dùng để mô tả mức độ thảm khốc của trận đại dịch dịch hạch hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới vào giữa thế kỷ XIV. Sau nhiều thế kỷ tranh luận về nguồn gốc đại dịch, các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra manh mối giúp giải mã bí ẩn này.

Hơn 27.200 tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân chuyển đổi số

Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 14/6, 34 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập hơn 27.200 tổ công nghệ số cộng đồng với trên 130.480 thành viên tham gia để hỗ trợ người dân chuyển đổi số bằng các nền tảng.