icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Mối liên hệ giữa thể chất thời thơ ấu và sự minh mẫn khi về già

  • 06:44 | Thứ Bảy, 18/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo nghiên cứu, những người có thể chất khỏe mạnh thời thơ ấu có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ khi ở tuổi trung niên, đồng thời có khả năng suy nghĩ nhanh và khả năng tập trung tốt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: monash.edu)
Ảnh minh họa. (Nguồn: monash.edu)
Qua thu thập dữ liệu trong hơn 3 thập kỷ, các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra rằng những trẻ nhỏ có thể chất tốt thường có tinh thần minh mẫn những năm về sau.
 
Phát hiện được cho là lần đầu tiên liên quan tới khía cạnh này trên thế giới được đăng tải ngày 17/6 trên Tạp chí Khoa học và Y học thể thao (Journal of Science and Medicine in Sport).
 
Các nhà nghiên cứu, trong đó có các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Menzies thuộc Đại học Tasmania, đã rút ra các kết luận dựa trên dữ liệu thu thập từ 1.244 người trong độ tuổi 7-15 tuổi bắt đầu từ năm 1985 cho đến năm 2019. Ban đầu, những người trẻ tuổi tham gia nghiên cứu này được đánh giá thể chất qua cơ bắp và các số đo từ eo đến hông.
 
Họ tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong các giai đoạn từ năm 2004-2006, 2009-2011 và cuối cùng là 2014-2019. Ở giai đoạn cuối này, những người tham gia được kiểm tra khả năng nhận thức thông qua một loạt bài kiểm tra trên máy tính.
 
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có thể chất khỏe mạnh thời thơ ấu có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ khi ở tuổi trung niên, đồng thời có khả năng suy nghĩ nhanh và khả năng tập trung tốt.
 
Phó Giáo sư Michele Callisaya tại Trung tâm Quốc gia về Lão khoa (NCHA) thuộc Đại học Monash cho biết nghiên cứu này về cơ bản cho thấy cơ thể khỏe mạnh từ khi còn nhỏ có thể có lợi cho sức khỏe não bộ sau này. Cũng theo Phó Giáo sư Callisaya, nghiên cứu trên dường như xác định rằng vận động thể chất từ sớm có thể ngăn chặn tình trạng sa sút trí tuệ khi cao tuổi.
 
Cùng chung nhận định, các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động thể chất của trẻ có thể có lợi trực tiếp cho trí não đang phát triển của trẻ do làm tăng lưu thông máu và giúp hình thành các tế bào thần kinh mới.
 
Trái lại, việc thiếu vận động và tập luyện thời thơ ấu có thể dẫn đến béo phì - yếu tố thường liên quan một số vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, từ đó có thể tác động tới sức khỏe của não bộ.
 
Phó Giáo sư Callisaya nhấn mạnh điều quan trọng là cần phát triển các chiến lược cải thiện thể lực và giảm mức độ béo phì từ thời thơ ấu vì điều này sẽ giúp não thể phát triển khỏe mạnh, từ đó hạn chế tình trạng suy giảm nhận thức khi ở tuổi trung niên.
 
Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Tiến sát mục tiêu giải mã nguyên nhân gây "sương mù não" hậu COVID-19

Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, đột quỵ.

Xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo theo hướng hữu cơ

(QBĐT) - Ngày 16/6, ông Nguyễn Chí Thắng, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ cho biết, đơn vị vừa thành lập đoàn tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp KH-CN "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo theo hướng hữu cơ tại tỉnh Quảng Bình" tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Trạch.

Giải mã được bí ẩn về nguồn gốc Cái chết Đen

Cái chết Đen (Black Death) là từ dùng để mô tả mức độ thảm khốc của trận đại dịch dịch hạch hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới vào giữa thế kỷ XIV. Sau nhiều thế kỷ tranh luận về nguồn gốc đại dịch, các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra manh mối giúp giải mã bí ẩn này.