Tuyên Hóa: Trồng thêm 45ha rừng bằng cây bản địa

  • 20:06 | Thứ Sáu, 26/05/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ông Nguyễn Văn Huệ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện đã trồng thêm 45ha rừng bằng cây bản địa.
Lực lượng Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa hướng dẫn người dân xã Sơn Hóa trồng rừng bằng cây bản địa
Lực lượng Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa hướng dẫn người dân xã Sơn Hóa trồng rừng bằng cây bản địa.

Diện tích rừng trồng mới bằng cây bản địa tập trung ở các xã: Hương Hóa 19ha, Tiến Hóa 21ha, Sơn Hóa 5ha. Giống cây được trồng chủ yếu là lim xanh, lát, huỵnh, vàng tâm, dổi, huê… từ sự hỗ trợ của chương trình "Phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh" và chương trình trồng rừng thay thế.

Ngoài sự hỗ trợ của các chương trình thì một số hộ dân trên địa bàn huyện cũng mạnh dạn tự đầu tư trồng rừng cây bản địa với diện tích khoảng 100ha tại xã Hương Hóa, Thanh Hóa, Cao Quảng. Nhờ đó, toàn huyện Tuyên Hóa có gần 500ha rừng trồng bằng cây bản địa.

Theo ông Nguyễn Văn Huệ, hiện tổng diện tích rừng vi phạm toàn huyện Tuyên Hóa có trên 3.700ha. Để giải quyết vấn đề này, huyện đã triển khai phương án yêu cầu người dân sau khi khai thác rừng trồng trên đất vi phạm phải trồng lại cây bản địa, nếu hộ nào không trồng sẽ bị thu hồi đất. Với phương án này, thời gian tới, diện tích rừng trồng bằng cây bản địa trên địa bàn huyện sẽ còn tăng cao.

X.V

tin liên quan

Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ

Ngày 1/6 là thời hạn mà Chính phủ Mỹ ước tính sẽ hết tiền để trang trải cho nhiều chi phí nhưng các thành viên Hạ viện đã bắt đầu kỳ nghỉ lễ và phải đến ngày 4/6 mới làm việc trở lại.
 

"Mùa vàng" trên đồng đất Bố Trạch

(QBĐT) - ST25 là loại gạo ngon nhất nhì thế giới. Với những ưu điểm vượt trội của giống lúa ST25, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng đã đưa vào cơ cấu giống lúa mới cho các vụ mùa. Nhờ thời tiết thuận lợi và được chăm sóc tốt nên vụ đông-xuân này đã có một "mùa vàng" từ giống lúa ST25 trên đất Bố Trạch.

Mai này ai nhớ... nghề rèn đúc Nhân Hòa!

(QBĐT) - Trời tờ mờ sáng, ông vội giục bà dậy. Hai người già lục cục nhóm lò, canh lửa. Thoáng cái, lửa lò rèn đã nổ tanh tách, hoa lửa tung lên lộ rõ mặt người đầy nếp nhăn chồng dấu thời gian. Như thành lệ... một góc thôn bỗng rộn ràng tiếng búa, tiếng máy dồn dập, lanh canh tạo nên thứ "nhạc hiệu" đặc trưng của làng rèn đúc nằm bên bờ Nam sông Gianh.