Khởi động năm thứ 2 dự án "Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh"

  • 18:02 | Thứ Hai, 21/03/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa), Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN) triển khai lễ khởi động năm thứ hai dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh” (gọi tắt là dự án). 
aa
Dự án được triển khai nhằm phục hồi rừng tự nhiên bằng các giống cây bản địa.
Dự án được thực hiện bởi những người sáng lập Công ty TNHH Xã hội Trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS), hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Mục tiêu chính của dự án là vận động các nguồn lực xã hội để trồng và khôi phục rừng tự nhiên bằng những giống cây bản địa. Theo đó, người dân và các địa phương được hưởng lợi từ dự án sẽ được hỗ trợ chi phí cây giống, chăm sóc và bảo vệ rừng đến năm thứ ba.
 
Ngoài trồng rừng, người dân cũng có thể trồng các loại cây ngắn ngày, cây thuốc nam, các mô hình nông-lâm kết hợp dưới tán rừng để bảo đảm sinh kế trước mắt và lâu dài. Việc dự án khởi động nhằm hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh-Vì một Việt Nam xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động.
 
Kể từ khi được khởi động ngày 21/3/2021, dự án đã hỗ trợ 43 hộ dân tại các xã, gồm: Lâm Hóa, Thanh Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Thanh Thạch, Sơn Hóa, Đồng Hóa, Tiến Hóa (Tuyên Hóa) tham gia trồng 80ha rừng các giống cây lâm nghiệp bản địa, như: De, lát hoa, gáo vàng, lim, vàng tâm, sưa đỏ, huỷnh...
 
Người dân tham gia dự án sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, phân bón và chi phí trồng, chăm sóc, với mức 5 triệu đồng/ha trong năm đầu, và 2,5 triệu đồng/ha trong năm thứ 2 và thứ 3. Cùng với hoạt động trồng rừng, VARS và Trung tâm CEGORN đã phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo tồn rừng cho người dân; đồng thời, chia sẻ cho người dân và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của việc phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa. 
 
Đây cũng là năm thứ 2, dự án được khởi động nhằm thực hiện mục tiêu trồng ít nhất 100ha rừng cây bản địa tại huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa. Dự kiến đến năm 2030, dự án sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động ra các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Nam, Hòa Bình…, với mục tiêu trồng 1.000ha cây rừng bản địa.
 
Ngoài trồng rừng, VARS cũng tiếp tục thực hiện các hoạt động, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, vận động người dân tự trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng trồng cũng như rừng tự nhiên.
 
Sau lễ khởi động, dự án đã đến đánh giá rừng trồng năm thứ nhất tại rừng cộng đồng bản Kè xã Lâm Hóa và xã Hương Hóa (Tuyên Hóa); trao tặng cây giống lâm nghiệp và thiết bị văn phòng cho Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
 
Dương Công Hợp

tin liên quan

Chuyện về một gia đình trẻ tiêu biểu

(QBĐT) - Gia đình anh Cao Minh Thi (SN 1994) và chị Hoàng Thị Kiều Oanh (SN 1994) ở thôn Thanh Liêm, xã Trung Hóa (Minh Hóa) là 1 trong 10 gia đình trẻ tiêu biểu năm 2021 đã được Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tuyên dương.

Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước những biến số khó lường

Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng triển vọng toàn cầu vào năm 2022 sẽ tệ hơn dự kiến trước đó và mức độ tồi tệ phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
 

Doanh nghiệp du lịch xây dựng các phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19

Về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những nội dung, giải pháp doanh nghiệp cần triển khai để đón khách du lịch an toàn, hiệu quả.