Minh Hóa: Phấn đấu trên 80% lao động nông thôn có việc làm ổn định

  • 07:52 | Thứ Tư, 06/04/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được coi là tiêu chí quan trọng trong công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 2022, huyện Minh Hóa sẽ dành hơn 1,1 tỷ đồng để đào tạo nghề cho LĐNT, phấn đấu trên 80% lao động trong các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp có việc làm ổn định sau học nghề.
 
Để đạt được mục tiêu phấn đấu, ngay từ đầu năm 2022, huyện Minh Hóa đã chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực huyện năm 2022; đồng thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương điều tra, rà soát kỹ lưỡng về thực trạng, nhu cầu đào tạo nghề của người lao động để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch hành động.
 
Trên cơ sở rà soát, năm 2022, huyện Minh Hóa dự kiến mở 8 lớp đào tạo nghề với 280 lao động, bao gồm các ngành nghề, như: Trồng rau an toàn; trồng cây ăn quả; nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm; kỹ thuật chế biến món ăn; nghiệp vụ nhà hàng, với kinh phí dự kiến hơn 1,1 tỷ đồng.
 
Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, huyện Minh Hóa tăng cường kiểm tra, khảo sát, lồng ghép các chương trình dự án để nhiều LĐNT được đào tạo nghề, giải quyết việc làm; quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất; giúp người lao động tìm việc làm sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề... để đến cuối năm 2022, toàn huyện có gần 3.500 lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 37%. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. 
 
Tiến Mạnh
(Trung tâm VH-TT-TT Minh Hóa)

tin liên quan

Thoát nghèo nhờ kinh tế gia trại

(QBĐT) - Nhờ biết tận dụng các thế mạnh sẵn có tại địa phương, không ngại khó khăn, gian khổ, gia đình ông Phạm Văn Trực và bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Hợp Phú, xã Quảng Hợp (Quảng Trạch) đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ mô hình gia trại chăn nuôi tổng hợp.

Lấp "khoảng trống" nhân lực du lịch

(QBĐT) - Tái khởi động sau hai năm cầm chừng do dịch Covid-19, du lịch Quảng Bình đang tăng tốc để đón đầu mùa du lịch mới. Các cơ sở đào tạo nghề, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đang nỗ lực để lấp dần "khoảng trống" nguồn nhân lực.
 

Chung tay tiết kiệm điện

(QBĐT) - Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất tăng cao của khách hàng trong mùa nắng nóng, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã tập trung cung ứng điện, tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.