.

Nuôi tằm ăn lá sắn, cả xã có thêm thu nhập

.
09:23, Thứ Sáu, 16/11/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Việc trồng sắn vừa lấy củ, vừa tận dụng lá để nuôi tằm đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân ở xã Xuân Hóa (Minh Hóa). Người dân nơi đây nuôi tằm không phải để lấy tơ, mà chỉ lấy nhộng bán làm thức ăn.
 
Nghề trồng sắn nuôi tằm ở xã Xuân Hóa đã có từ nhiều năm nay và hiện đang mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân nơi đây, đặc biệt là trong lúc nông nhàn.
: Nghề nuôi tằm ăn lá sắn đang mang lại thu nhập khá trong lúc nông nhàn của người dân xã Xuân Hóa
Nghề nuôi tằm ăn lá sắn trong lúc nông nhàn đang mang lại thu nhập khá cho người dân xã Xuân Hóa

Hàng năm, cứ bắt đầu vào tháng 5, người dân Xuân Hóa bắt đầu "chưng" (ươm - PV) giống để vào vụ nuôi tằm ăn lá sắn. So với nuôi tằm ăn lá dâu thì tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả cao hơn, một phần cũng bởi lá sắn - thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, giá rẻ, con tằm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, ít dịch bệnh...

Để nuôi con tằm ăn sắn, người nuôi không cần nhiều vốn, chỉ cần sắm sửa một số nong tre, dành một phần diện tích làm khu nuôi và trồng thêm nhiều sắn là có thể nuôi tằm được. Mỗi gói trứng tằm giống có giá chỉ vài chục ngàn đồng, sau 1 tháng nuôi sẽ cho người nuôi thu hoạch khoảng 20kg tằm với giá bán trung bình khoảng 120.000 - 160.000 đồng/kg. Người dân nuôi tằm bằng kinh nghiệm thực tiễn, nên bất cứ người nông dân nào cũng có thể làm được, đặc biệt là chị em phụ nữ có thể tận dụng thời gian nông nhàn nuôi tằm, tăng thêm thu nhập.
 
Gia đình chị Đinh Thị Tuyết Mai ở thôn Cây Dầu (Xuân Hóa) nhiều năm trở lại đều nuôi tằm lá sắn và có một nguồn thu không nhỏ từ con tằm. Chị Mai cho biết, mỗi năm gia đình chị nuôi đều đặn 3 lứa tằm. Năm nay, do diện tích trồng sắn không nhiều nên gia đình chị nuôi ít hơn mọi năm. Ở lứa nuôi đầu, chị Mai chỉ bỏ ra 30 ngàn tiền trứng giống nhưng sau 1 tháng nuôi, đã thu hoạch được hơn 1 yến tằm chín, với giá bán từ 120.000 đến 140.000 đồng/kg, chị thu về gần 1,4 triệu đồng. Hiện chị Mai đang nuôi lứa thứ 2 với số lượng gấp đôi lứa 1. “So với vốn bỏ ra để mua con giống, cộng với không tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn có sẵn, thì đây là một khoản thu nhập có lời đối với gia đình tôi”, chị Mai nói.
 
Bà Đinh Thị Của, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Hóa cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có hàng trăm hộ nuôi tằm ăn lá sắn làm thực phẩm. Nhà ít nhất thì nuôi vài nong, nhà nuôi nhiều thì thu hoạch được 4-6 yến tằm, thu về gần 10 triệu đồng/vụ. So với trồng lúa, ngô... nuôi tằm có thể gọi là nghề “một vốn bốn lời” khi mang lại nguồn thu đáng kể trong thời gian ngắn ngày, dù hiện nay chỉ đang được coi là nghề phụ, làm thêm của bà con, đặc biệt là chị em phụ nữ trong lúc nông nhàn”.  
 
Con tằm hiện đang được xem là đặc sản ở huyện miền núi Minh Hóa. Con tằm có giá trị dinh dưỡng cao, lại được nuôi bằng lá sắn, là một loại thực phẩm sạch, nên rất được khách hàng, không chỉ ở Minh Hóa mà các nơi đều rất ưa chuộng, tìm mua.
 
T.Linh – P.Phương
,
  • Nỗ lực xóa bỏ hủ tục 'mẹ chết chôn theo con!'

    (QBĐT) - Một đứa trẻ mới sinh ra, nếu chẳng may người mẹ chết đi thì nó cũng bị buộc phải chôn sống theo, đó là hủ tục của một số dân tộc sống ở vùng biên giới phía tây tỉnh Quảng Bình. Nhưng, giờ đây, với sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội biên phòng, cán bộ chính quyền và những con người dũng cảm, hủ tục đó đã dần được xoá bỏ…

    13/11/2018
    .
  • Quảng Ninh: Tập trung phát triển kinh tế các xã miền núi, biên giới

    (QBĐT) - Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền trên địa bàn, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Quảng Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã miền núi, biên giới.

    13/11/2018
    .
  • Chung tay 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

    (QBĐT) - Bằng những hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" đã khơi gợi tinh thần tương thân, tương ái, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ các dân tộc thiểu số ở địa bàn biên giới huyện Minh Hóa, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa biên cương và đồng bằng, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh…

    13/11/2018
    .
  • Trên phá Tam Giang nghĩ về Hạc Hải

    (QBĐT) - Ngày cuối tháng 10 đầy nắng, theo lời mời của những người bạn đồng nghiệp Báo Thừa Thiên-Huế, chúng tôi đến với phá Tam Giang–vùng đầm phá lớn bậc nhất Đông Nam Á.

    11/11/2018
    .
  • Mùa lúa rẫy bên mái Giăng Màn

    (QBĐT) - Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 11, khi tiết trời giao mùa se lạnh, hoa lau nở trắng khắp núi rừng, cũng là lúc cây lúa rẫy của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa) trĩu hạt óng vàng bên mái Giăng Màn.

    11/11/2018
    .
  • Tăng cường hiểu biết pháp luật cho bà con ngư dân xã Bảo Ninh

    (QBĐT) - Ngày 6-11, BĐBP Quảng Bình phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đồng Hới và chính quyền xã Bảo Ninh tổ chức hội nghị thực hiện đề án 1133 về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2018.
    07/11/2018
    .
  • Những "cột mốc sống" nơi biên cương

    (QBĐT) - Những năm qua, cùng với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), rất nhiều đồng bào người Rục, Sách, Mày, Khùa…ở huyện Minh Hóa đã tình nguyện tham gia tuần tra biên giới, bảo vệ, trong coi mốc quốc giới. Họ được ví như những "cột mốc sống" hàng ngày canh giữ biên cương của Tổ quốc.

    07/11/2018
    .
  • Đưa thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số

    (QBĐT) - Thời gian qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, ngành ở Quảng Bình triển khai đồng bộ, và đạt nhiều kết quả tích cực. Một trong những chính sách đang được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực là Chương trình giảm nghèo thông tin, đưa thông tin đến với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

    06/11/2018
    .