.

Những "cột mốc sống" nơi biên cương

.
08:48, Thứ Tư, 07/11/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Những năm qua, cùng với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), rất nhiều đồng bào người Rục, Sách, Mày, Khùa…ở huyện Minh Hóa đã tình nguyện tham gia tuần tra biên giới, bảo vệ, trong coi mốc quốc giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” hàng ngày canh giữ biên cương của Tổ quốc.
 
Nhiệm vụ chung
 
Mờ sáng một ngày đầu tháng 11-2018, anh Hồ Mi (bản Hà Vi) và Hồ Choi (bản Bãi Dinh) xã Dân Hóa bước vội trong sương sớm vào Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) Cha Lo để làm nhiệm vụ mà đối với họ là rất quan trọng.
 
Cách đây vài hôm, Tổ trưởng tổ tự quản đã phân công tổ viên đến lượt tham gia tuần tra bảo vệ biên giới. Chiều hôm trước, cả 2 anh đều phấn khởi nói với gia đình, bà con: “Ngày mai đi làm nhiệm vụ tuần tra đường biên, lên cột mốc với các anh BĐBP!”. 
anh Hồ Mi (bản Hà Vi) và Hồ Choi (bản Bãi Dinh)
Anh Hồ Mi ở bản Hà Vi và Hồ Choi ở bản Bãi Dinh (bên trái), cùng các chiến sỹ Đồn BPCKQT Cha Lo trong một chuyến tuần tra biên giới.

“Chuyến này, Đội tuần tra sẽ đến cột mốc 522 và 523 nằm trên đỉnh núi Giăng Màn, chúng ta sẽ mất khoảng 2 ngày, 2 đêm cho chuyến tuần tra này.”, trung tá Dương Đình Hoàn, chỉ huy đội tuần tra phổ biến qua với Hồ Mi và Hồ Choi như vậy.

Bởi lẽ, lớn lên nơi bản làng, cuộc sống gắn chặt với nghề luồn rừng lấy sản vật của núi rừng… nên Hồ Mi và Hồ Choi xem những chuyến tuần tra cột mốc với BĐBP như những chuyến đi quen thuộc. Vả lại, đây cũng không phải là chuyến đi tuần tra cột mốc đầu tiên của hai anh. Nhiều năm qua, Hồ Mi và Hồ Choi vẫn đều đặn, thường xuyên tham gia với các chiến sỹ Đồn BPCKQT Cha Lo trong việc tuần tra, bảo vệ cột mốc biên cương. 

Trung tá Dương Đình Hoàn, Chính trị viên Đồn BPCKQT Cha Lo cho biết, không chỉ có Hồ Mi và Hồ Choi, từ khi triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, rất nhiều bà con dân tộc thiểu số ở xã Dân Hóa đều hăng hái tham gia bảo vệ biên cương như những người lính biên phòng thực thụ. 
 
Không chỉ tham gia tuần tra đường biên, mốc quốc giới cùng với BĐBP, trong những lần đi rừng lấy mật ong, tìm lá thuốc…người dân xã Dân Hóa còn kết hợp kiểm tra, phát quang mốc quốc giới và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho lực lượng BĐBP. 
 
Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, các tổ tự quản trên địa bàn xã Dân Hóa đã tham gia tuần tra đường biên, mốc quốc giới 7 đợt/14 người; tuần tra địa bàn 55 đợt/96 lượt người; tuần tra khu vực cửa khẩu 35 đợt/74 lượt người tham gia. Người dân xã Dân Hóa đã cung cấp 42 nguồn tin, trong đó có 27 tin có giá trị. 
 
Nổi bật, ngày 27-3-2017, có 3 đối tượng ngoài địa bàn vào khu vực bản Tà Rà, Hà Nôông tuyển dụng lao động bất hợp pháp (5 trẻ vị thành niên, sinh từ 2002-2004) không qua chính quyền địa phương, đi phục vụ nhà hàng ở Đồng Hới.
 
Nhận thấy có dấu hiệu khả nghi, tổ tự quản bản Tà Rà đã báo cho Đồn BPCKQT Cha Lo và đơn vị đã phối hợp với Đồn Công an Hóa Tiến (Minh Hóa) bắt đối tượng Phạm Thị Hồng (SN 1963, ở Nam Lý, TP. Đồng Hới), kịp thời đưa các cháu trở về địa phương.
 
“Trước đây, công tác tổ chức tuần tra đường biên, mốc quốc giới, tuần tra bảo vệ an ninh trật tự mặc nhiên được coi là nhiệm vụ của riêng lực lượng BĐBP. Khi triển khai phong trào tự quản, công việc tuần tra đường biên, mốc quốc giới và bảo vệ biên cương đã được người dân xã Dân Hóa xá định là nhiệm vụ chung và nhiều người dân nơi biên giới đã thực sự trở thành những “cột mốc sống” hàng ngày canh giữ biên cương Tổ quốc.”, trung tá Dương Đình Hoàn chia sẻ.
 
Nửa thế kỷ “chăm” cột mốc biên  cương
 
Trong hành trình đi gặp những “cột mốc sống” ở Minh Hóa, chúng tôi được diện kiến một người được người dân nơi biên giới Việt-Lào ví như “cây lim to” trên đỉnh núi Giăng Màn và “niềm tự hào của người Mày”. Ông là Hồ Mút, ở bản Lòm, xã Trọng Hóa, người có hơn nửa thế kỷ  chăm nom cột mốc N11.
Vợ chồng ông Hồ Mútở bản Lòm, xã Trọng Hóa, người có hơn nữa thế kỷ  chăm nom cột mốc
Vợ chồng ông Hồ Mút ở bản Lòm, xã Trọng Hóa, người có hơn nửa thế kỷ chăm nom cột mốc quốc giới.
Năm nay đã 87 tuổi, sức khỏe có hơi yếu nhưng ông Hồ Mút vẫn rất minh mẫn, nói chuyện với chúng tôi rất rành rọt, rõ ràng. Ông kể, cách đây 10 năm về trước, gia đình ông ở bản Xòn, cách trung tâm xã Trọng Hóa hơn một ngày đường và cách cột mốc N11 khoảng 3 tiếng đồng hồ cắt rừng đi bộ. Ngày đó, ông Mút còn khỏe lắm, đôi chân có thể băng rừng đi bộ cả ngày đường mà không thấy mỏi. 
 
Bản Xòn trước đây có gần 20 nóc nhà, nhưng điều kiện sinh sống quá khó khăn nên đầu năm 2008, huyện Minh Hóa có chính sách đưa bà con về sống định cư ở vùng Lòm. Ngày cả bản dời về bản Lòm để sống, mọi người đi hết, ông Mút cũng động viên con cháu mình về nơi định cư mới để có cuộc sống tốt hơn, riêng vợ chồng ông thì nhất quyết không rời bản Xòn bởi một lý do: “nếu miềng về theo dân bản thì phải xa cột mốc N11, nhớ lắm!”
 
Theo lời ông Hồ Mút, năm 1958, ông trúng tuyển bộ đội, nhưng ngày lên đường nhập ngũ, vừa ra tới trung tâm xã thì nhận được tin bố mất, cấp trên cho ông trở về chịu tang và lỡ mất việc đi bộ đội. Không đi bộ đội nữa, ông Mút ở lại bản làng lao động sản xuất và giúp BĐBP trong việc tuần tra biên giới, cùng dân bản giữ gìn chủ quyền an ninh nơi biên cương này. 
 
Được các anh BĐBP cho biết, ông Hồ Mút ý thức được tầm quan trọng của cột mốc quốc giới và tình nguyện trong coi cột mốc N11 từ ngày đó. Tính đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, đều đặn cứ nửa tháng một lần, không cần ai nhắc nhở, ông Hồ Mút lại cơm đùm, gạo bới băng rừng lên thăm cột mốc N11.
 
“Lên đó, đứng nghiêng mình giơ tay chào cột mốc, miềng thấy tự hào lắm! Nếu cây cối mọc che đi cột mốc, miềng phát quang cho sáng. Nếu cột mốc bị hư hỏng, miềng lập tức về báo cho BĐBP”, ông Hồ Mút bộc bạch.
 
Nói về ông Hồ Mút, ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho biết: “Ông Hồ Mút là người có uy tín gần như tuyệt đối ở khắp các bản làng của người Mày nơi vùng biên giới này, ông là một đảng viên kỳ cựu đã được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Hơn nửa thế kỷ qua, ông đã tình nguyện trông coi cột mốc N11.
 
Bây giờ, do tuổi đã cao, sức yếu, ông không còn ở bản Xòn nữa mà về bản Lòm ở rồi. Tuy vậy, trước lúc về bản Lòm, ông cũng đã giao lại việc trông con cột mốc N11 cho con trai là anh Hồ Bông…”
 
Và, không phụ sự ủy thác của người cha, anh Hồ Bông đã tham gia tổ tự quản thường xuyên tuần tra bảo vệ biên giới cùng BĐBP và nhận nhiệm vụ trong coi cột mốc N11. “Bố Mút đã cao tuổi, không đi được nên bố lại giao việc trông coi cột mốc cho miềng. Miềng vẫn luôn nhớ lời bố Mút dặn, trông coi cột mốc là việc làm hết sức vinh dự, nó xuất phát từ tấm lòng, tinh thần tự nguyện và tình yêu với đất nước”, anh Bông chia sẻ.
 
Phan Phương
 
,
  • Biên cương thắm tình hữu nghị

    (QBĐT) - Những năm gần đây, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Bình đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nhân dân vùng biên giới nước bạn Lào, góp phần tạo sự tin tưởng và tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt-Lào.

    30/10/2018
    .
  • BĐBP tỉnh: Xây dựng 4 mô hình lúa nước có hiệu quả

    (QBĐT) - Thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã xây dựng 4 mô hình lúa nước có hiệu quả tại các khu vực biên giới do đơn vị phụ trách quản lý.

    30/10/2018
    .
  • Công an Quảng Bình: Sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai, bão lũ

    (QBĐT) - Bước vào mùa mưa bão năm nay, lực lượng Công an Quảng Bình đã triển khai kế hoạch bảo đảm phương tiện, dụng cụ, tổ chức huấn luyện kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho cán bộ, chiến sỹ nhằm ứng phó với thiên tai, giúp đỡ nhân dân hạn chế những thiệt hại có thể xẩy ra.

    27/10/2018
    .
  • Công an Quảng Bình: Tích cực hưởng ứng "Ngày Pháp luật"

    (QBĐT) - Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong phạm vi toàn quốc và cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị-pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

    06/11/2018
    .
  • Quán triệt Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Cảnh vệ

    (QBĐT) - Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Công an tỉnh vừa tổ chức hội nghị quán triệt Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (VKVLN và CCHT); Luật Cảnh vệ.

    06/11/2018
    .
  • Bộ CHQS tỉnh: Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018

    (QBĐT) - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tiến hành kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018 tại Ban chỉ huy Quân sự thành phố Đồng Hới.

    05/11/2018
    .
  • Dưới chân núi Giăng Màn

    (QBĐT) - Theo đường 12A, chúng tôi đến với Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Cha Lo (trước đây là Đồn Công an nhân dân vũ trang 111 Cha Lo), đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đầu tiên của lực lượng vào năm 1967. 

    04/11/2018
    .
  • Hội đàm giữa BĐBP tỉnh Quảng Bình và Ty An ninh, tỉnh Savannakhet (CHDCND Lào)

    (QBĐT) - Từ ngày 29 đến 31-10, tại thành phố Cay sỏn Phôm vi hản, tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào, đoàn công tác Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình, do Thượng tá Trịnh Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tiến hành hội đàm lần thứ VI với Ty An ninh, tỉnh Savannakhet.

    01/11/2018
    .