Tổng kết và giới thiệu sản phẩm dự án cây sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh

  • 14:44 | Thứ Năm, 28/09/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng nay, 28/9, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội thảo tổng kết và giới thiệu sản phẩm dự án “Mô hình tổ phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. 
Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo.
Dự án “Mô hình tổ phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” được Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh chủ trì triển khai thực hiện trong thời gian 9 tháng, từ ngày 13/1/2023 đến nay.
 
Đây là dự án nhỏ do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh-GreenViet với các hoạt động nâng cao năng lực, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch sa sâm theo tiêu chuẩn hữu cơ, hướng đến mục đích bảo tồn sa sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh. 
Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
Qua 9 tháng triển khai, Ban Quản lý dự án đã tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động, gồm: Hội thảo giới thiệu dự án, phát hành tờ rơi quảng bá, tập huấn về kỹ thuật trồng sa sâm, thành lập tổ hợp tác phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa, xây dựng vườn ươm sa sâm bản địa, trồng thí điểm sa sâm bản địa, xây dựng bộ thương hiệu, khu bảo tồn giống bản địa, kết nối thị trường, giới thiệu sản phẩm…
 
Đến nay, từ 5 hộ trồng thí điểm ban đầu với diện tích 1.000m2 đã nhân rộng thêm 14 hộ trên diện tích 1.500m2 và sắp tới sẽ mở rộng lên 2.500m2 diện tích trong vụ mùa tiếp theo.
 Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo.
Từ 200m2 vườn ươm sa sâm bản địa đã cung cấp trên 10.000 cây giống đạt tiêu chuẩn cho các hộ trồng thí điểm trên diện tích 800m2. Bước đầu, các hộ vườn ươm và vườn trồng thí điểm đã thu hoạch sản lượng trên 168kg lá, 15kg thân.
 
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án, tổ hợp tác và người dân địa phương đã cùng xây dựng bộ thương hiệu, khu bảo tồn giống bản địa; kết nối với các doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm sa sâm đạt tiêu chuẩn VietGAP ra thị trường nhằm hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, tạo tính bền vững của mô hình.
 Các đại biểu dự hội thảo chứng kiến lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản giữa Tổ hợp tác phụ nữ bảo tồn Sa Sâm bản địa với đơn vị đối tác.
Các đại biểu dự hội thảo chứng kiến lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản giữa Tổ hợp tác phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa với đơn vị đối tác.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá tác động, rút ra bài học kinh nghiệm trong duy trì và nhân rộng mô hình hướng đến bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
 
Các đại biểu cũng đã nêu kiến nghị, đề xuất để tiếp tục hỗ trợ xây dựng sản phẩm sa sâm trở thành sản phẩm đặc sản của Quảng Bình gắn với phát triển du lịch của tỉnh.
Các đại biểu tham quan, nghe giới thiệu các sản phẩm từ sa sâm.
Các đại biểu tham quan, nghe giới thiệu các sản phẩm từ sa sâm.
Tại hội thảo, Tổ hợp tác phụ nữ bảo tồn sa sâm bản địa đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản với các đơn vị đối tác, giúp người dân yên tâm về đầu ra cho các sản phẩm từ sa sâm. 
Hiền Chi

tin liên quan

Người cao tuổi Quảng Ninh thi đua làm kinh tế giỏi

(QBĐT) - Từ phong trào thi đua "Người cao tuổi làm kinh tế giỏi" do Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam phát động, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Quảng Ninh đã vận động cán bộ, hội viên hăng hái tham gia lao động sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. 

Khai thác giá trị văn hóa trong du lịch sinh thái - Bài 2: Cần những chiến lược dài hơi

(QBĐT) - Với những điều kiện cần và đủ hiện nay, để tập trung khai thác giá trị văn hóa trong du lịch sinh thái, Quảng Bình rất cần những chiến lược dài hơi để du lịch sinh thái trở thành thương hiệu riêng của chính tỉnh nhà. 

Gần 18 nghìn lượt người dân được vay vốn ưu đãi

(QBĐT) - Thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội-Chi nhánh Quảng Bình, từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã có hơn 17,8 nghìn lượt người dân chủ động vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.