15 địa phương đã đồng ý thí điểm mở lại vận tải khách liên tỉnh

  • 08:20 | Thứ Năm, 14/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các tỉnh cho chạy lại xe liên tỉnh gồm Điện Biên, TP. HCM, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình, Kon Tum, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh.
(Ảnh: CTV/Vietnam+)
(Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cho biết tính đến hết ngày 13-10 đã có có thêm tám tỉnh thành gồm Kon Tum, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh chấp thuận kế hoạch chạy lại xe khách liên tỉnh.
 
Ngoài bảy địa phương trên, tối 13-10, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cũng đã ký văn bản thí điểm hoạt động vận tải hành khách. Theo đó, Hà Nội thống nhất với các tỉnh, thành phố để tổ chức các tuyến đi/đến bảy địa phương gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo biểu đồ đã được công bố.
 
Trước đó, ngày 12-10, bảy địa phương đã đồng ý chạy lại xe khách liên tỉnh gồm Điện Biên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình.
 
Như vậy, tính đến nay đã có 15 địa phương đồng ý thí điểm chạy lại vận tải khách liên tỉnh. Ngoài ra, còn có 15 sở giao thông vận tải đang chờ ý kiến ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý với kế hoạch khôi phục lại tuyến.
 
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay vướng mắc nhất hiện nay là nhiều tỉnh đang rà soát lái xe được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Do vậy, một số tuyến dù đã được khôi phục nhưng chưa chạy.
 
Ngày 10-10 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành hướng dẫn tạm thời thí điểm mở lại vận tải khách liên tỉnh và đề nghị các địa phương căn cứ tình hình thực tế để thí điểm hoạt động trở lại vận tải hành khách đường bộ từ ngày 13 đến 20/10. Sau một thời gian thực hiện, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế giai đoạn tiếp theo.
 
Đáng chú ý trong hướng dẫn này, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu trong thời gian thí điểm, doanh nghiệp vận tải thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong bảy ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở Giao thông Vận tải công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
 
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
 
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường…/.
 
Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

(QBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép", việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.

Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19

(QBĐT) - Ngày 13-10, Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trực tuyến "Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương" với các điểm cầu tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Kịch bản nào cho du lịch?

(QBĐT) - Những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến ngành Du lịch đối mặt với vô vàn khó khăn. Trước thực tế này, ngành Du lịch Quảng Bình đã triển khai những chính sách  hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN), người lao động và kế hoạch để phục hồi, phát triển  trong giai đoạn mới.