.

Viết tiếp truyền thống quê hương

.
10:54, Chủ Nhật, 02/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Quảng Trung (thị xã Ba Đồn) là xã thuần nông, nằm bên con sông Gianh hiền hoà, thơ mộng. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu những móc son lịch sử của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước… Tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh, ngày nay, Quảng Trung tự hào là một trong những điểm sáng của công cuộc xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp, xứng đáng là mảnh đất anh hùng.

Nơi thành lập Chi bộ Bình

Năm 1933, một số đảng viên của Chi bộ Lũ Phong, chi bộ đầu tiên của huyện Quảng Trạch lúc bấy giờ bị địch bắt. Nhận thấy làng Trung Thôn (xã Quảng Trung) có những yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng, đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Huyên (bí danh là Tế), thành viên Chi bộ Lũ Phong đã cùng đồng chí Vũ Huệ (tức bác Cả), người đầu tiên hoạt động cách mạng ở làng Trung Thôn, thành lập Chi bộ Trung Thôn với bí danh là “Chi bộ Bình”, để chuyển trung tâm sang Trung Thôn hoạt động.

Dưới chế độ cai trị của thực dân, phong kiến, đời sống người dân Trung Thôn lúc này vô cùng khổ cực… Chi bộ Bình đã vận động người dân giúp đỡ nhau, tuyệt đối không tổ chức ăn uống trong các dịp tang lễ, sửa chữa nhà cửa… để mọi người thoải mái, thấm thía tình làng nghĩa xóm.

Nhờ đó, tình hữu ái giai cấp và đoàn kết trong nông dân ngày một phát triển hơn. Các phong trào làm đường, đào giếng nước của làng… được duy trì hàng năm, nhờ đó, uy tính, sự ảnh hưởng của Đảng cũng ngày càng được phát huy.

Từ những phong trào quần chúng có tính chất xã hội ban đầu, người dân nơi đây đã tiến hành những hoạt động chính trị. Lần đầu tiên, người dân vận động ủng hộ Trung Hoa kháng Nhật; phát động cuộc đấu tranh đòi đo đạc lại ruộng đất để cấp cho công bằng và lập bộ thuế cho đúng. Cuộc đấu tranh tuy không thu được thắng lợi hoàn toàn nhưng có ý nghĩa chính trị nhất định, quần chúng nông dân ý thức được quyền lợi và sức mạnh đoàn kết nông dân.

Song song với những hoạt động xây dựng cơ sở và các hình thức vận động quần chúng ban đầu, Chi bộ Bình còn phát triển phong trào đọc sách báo và thể thao… Đầu năm 1941, 1942 Chi bộ kết nạp thêm đảng viên, nâng tổng số đảng viên lên 16 người.

Bà Phạm Thị Liên, em dâu của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bên bia di tích nơi thành lập Chi bộ Bình.
Bà Phạm Thị Liên, em dâu của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bên bia di tích nơi thành lập Chi bộ Bình.

Từ khi nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, Chi bộ Bình ra sức đẩy mạnh mọi mặt công tác một cách phấn khởi, tin tưởng. Chi bộ như có ngọn đuốc soi đường, không còn tình trạng hoạt động mò mẫm như trước.

Từ việc gây dựng cơ sở cách mạng ở làng Trung Thôn, từ năm 1941 đến cuối 1943, Chi bộ đã xây dựng được những cơ sở cách mạng mới ở các làng xung quanh của Quảng Trung, Quảng Sơn, Quảng Hoà, Quảng Lộc…

Đặc biệt, khi được Phủ uỷ lâm thời chỉ đạo, Chi bộ Bình bố trí các đồng chí vào huyện Bố Trạch mở các lớp gia đình học hiệu, các đồng chí này đã xây dựng thêm được cơ sở mới ở các xã: Tây Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Hải Trạch…

Đặc biệt, từ trong phong trào hoạt động, Chi bộ Bình đã phát hiện và đào tạo nên người con ưu tú của quê hương Quảng Trung hôm nay là Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) người đã có nhiều cống hiến to lớn cho nền cách mạng Việt Nam.

Để ghi dấu những ngày đầu thành lập Chi bộ Bình, năm 2007, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trung đã khánh thành ba bia di tích lịch sử ghi tên đại biểu có nhiều cống hiến cho phong trào cách mạng của địa phương: bia di tích chợ Sãi, nơi hoạt động cách mạng của đồng chí Tế; bia di tích đồng chí Cả, người thứ hai nhen nhóm hoạt động bí mật cách mạng và đặc biệt là bia di tích nơi thành lập Chi bộ Bình.

Sắc đỏ hôm nay

Phát huy truyền thống của cha anh đi trước, các thế hệ con cháu của Quảng Trung đã tiếp bước truyền thống cách mạng. Trở về Quảng Trung trong không khí cả nước náo nức kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, làng chiến đấu xưa nay đã vươn mình, vững vàng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xã Quảng Trung đã từng bước chuyển đổi cơ cấu, thành phần kinh tế cho phù hợp với thời kỳ mới. Trong nông nghiệp, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thực hiện cơ giới hoá, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, tập trung phát triển một số mô hình gia trại có giá trị kinh tế cao… 

Nhờ đó, trên địa bàn xã hiện có 22 mô hình chăn nuôi đang được phát triển có hiệu quả. Xã duy trì 1 HTX dịch vụ tổng hợp và đánh bắt xa bờ với số lượng 15 tàu thường xuyên bám biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động. Các ngành nghề truyền thống cùng các loại hình dịch vụ được phát triển vững chắc, đa dạng, thu nhập hàng năm tăng từ 4,5-5 tỷ đồng…

Đặc biệt, với nỗ lực của toàn thể nhân dân và chính quyền, xã Quảng Trung đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, về đích sớm hơn 3 năm so với kế hoạch đề ra. Nhờ đó, Quảng Trung như được “khoác lên mình tấm áo mới” với đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh; chợ được xây mới lại khang trang; nhiều ngôi nhà mái đỏ, cao tầng mọc lên…

Không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng cũng được Đảng bộ Quảng Trung tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt. Ông Phạm Nguyên Tố, Bí thư Đảng bộ Quảng Trung cho biết: “Ban chấp hành Đảng uỷ luôn tăng cường lãnh đạo, giáo dục cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng Đảng vững mạnh, bảo đảm sự thống nhất về ý chí và hành động.

Bên cạnh đó, Đảng bộ xã cũng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng trong việc phát triển Đảng; công tác kiểm tra, giám sát… nhằm xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh…”.

Với những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, đời sống người dân Quảng Trung hôm nay đang được nâng cao với tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm, bình quân mỗi năm tăng 2,06 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,18%.

Phía trước dù còn nhiều khó khăn, trở ngại, tuy nhiên, với tâm huyết và ý chí của những người con quê hương cách mạng, Quảng Trung sẽ luôn vững vàng bước tới, xây dựng quê hương ngày thêm giàu mạnh.

Lê Mai
 

,
  • Xứng danh quê hương anh hùng

    (QBĐT) - Vạn Trạch (Bố Trạch) đi lên từ trong đổ nát chiến tranh với  tinh thần kiên cường và khát vọng sống mãnh liệt.

    02/09/2018
    .
  • Sức sống mới trên đất anh hùng Lương Ninh

    (QBĐT) - Cách đây 73 năm, cùng với cả nước, quân dân xã Lương Ninh nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Hôm nay, mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng ấy lại vươn mình, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tô điểm bức tranh nông thôn Quảng Bình thêm những gam màu tươi sáng.

    02/09/2018
    .
  • Ký ức hào hùng về mùa thu cách mạng

    (QBĐT) - Chúng tôi về vùng giáo Kinh Nhuận, xã Cảnh Hoá (huyện Quảng Trạch) để gặp gỡ và trò chuyện cùng cụ ông Phạm Cao Đào, sinh 25-2-1925. Đã 73 năm trôi qua, nhưng hình ảnh về những ngày đầu nổi dậy giành chính quyền dường như vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của người cán bộ tiền khởi nghĩa này...

    02/09/2018
    .
  • Nơi hạt giống cách mạng nẩy mầm

    (QBĐT) - Xã Tân Thủy là "cái nôi" cách mạng của huyện Lệ Thủy, nơi đây tháng 11-1931, Chi bộ Mỹ Thổ-Trung Lực, chi bộ Đảng đầu tiên ở vùng Nam Quảng Bình, được thành lập.

    02/09/2018
    .
  • Đồng Phú chuyển mình

    (QBĐT) - Trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bao thế hệ cha anh của quê hương Đồng Phú luôn đồng lòng, dũng cảm quên mình để bảo vệ làng xóm, giữ vững mảnh đất thân yêu giữa lòng thành phố.

    02/09/2018
    .
  • Giá trị cộng thêm cho Ngày Độc lập bắt đầu từ nay ở Sài Gòn

    Nếu tính từ mờ sáng ngày 1-9-1858, đến đầu giờ chiều ngày 2-9-1945 - thời gian có thể đếm được chính xác năm-tháng-ngày-giờ nhưng khó mà thống kê đầy đủ quá trình đấu tranh của cả một dân tộc trong gần 90 năm ấy.

    01/09/2018
    .
  • Hội CCB xã Gia Ninh: Nêu gương sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (QBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", những năm qua, Hội Cựu chiến bình(CCB) xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần cùng địa phương phấn đấu cán đích nông thôn mới cuối năm 2018.

    01/09/2018
    .
  • Đảng bộ huyện Lệ Thủy: Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

    (QBĐT) - Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy đã chú trọng chỉ đạo các cấp ủy cơ sở nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là loại hình chi bộ Đảng nông thôn.

    01/09/2018
    .