.

Ký ức hào hùng về mùa thu cách mạng

.
09:11, Chủ Nhật, 02/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Chúng tôi về vùng giáo Kinh Nhuận, xã Cảnh Hoá (huyện Quảng Trạch) để gặp gỡ và trò chuyện cùng cụ ông Phạm Cao Đào, sinh 25-2-1925. Đã 73 năm trôi qua, nhưng hình ảnh về những ngày đầu nổi dậy giành chính quyền dường như vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của người cán bộ tiền khởi nghĩa này...

Dù đã bước vào tuổi 95, nhưng cụ Phạm Cao Đào vẫn còn  khoẻ mạnh, đầu óc tương đối minh mẫn. Cụ tự hào kể lại một cách khá rành mạch về những ngày cùng nhân dân quanh vùng nổi dậy giành chính quyền từ tay thực dân phong kiến.

Căn cứ theo lời kể của cụ Phạm Cao Đào và dựa vào những tài liệu lịch sử thu thập được cho thấy, Cảnh Hoá là địa bàn đất canh tác khan hiếm. Đây là địa phương có nhiều đồng bào công giáo. Làng Kinh Nhuận nơi cụ Đào sinh ra vốn là công  giáo toàn tòng.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, dưới chế độ phong kiến cai trị, được sự bảo trợ của thực dân Pháp, ruộng đất bị bọn lý trưởng, hương bộ, hương kiểm chiếm đoạt. Chúng lấy danh nghĩa đất công để chiếm hết ruộng đất tốt ở các cánh đồng như Sác Rộôc, Đồng Bàu, Đồng Ao..., còn lại đất xấu chia cho người nghèo.

Chân dung cụ Phạm Cao Đào.
Chân dung cụ Phạm Cao Đào.

Sống trong chế độ thực dân phong kiến, người dân Cảnh Hoá phải gánh chịu hàng trăm thứ thuế, như: thuế chợ, thuế đò, thuế cư trú, thuế nộp cho ngân sách Đông Dương và quan lại cường hào làng xã, thuế đinh, thuế điền... Gánh nặng về thuế đã khiến  cho nhiều gia đình ở xã Cảnh Hoá khuynh gia bại sản, cha lìa con, vợ lìa chồng tha phương cầu thực.

Với tinh thần yêu nước, thương dân nồng nàn, bức xúc trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền thực dân, chàng trai Phạm Cao Đào đã sớm giác ngộ tinh thần cách mạng, nhiều lần tham gia cùng người dân trong vùng đứng lên đấu tranh với bọn hương lý cường hào, hương bộ, hương kiểm, đòi chia lại ruộng đất, đòi quyền dân sinh...

Đặc biệt, kể từ khi có chi bộ ghép Ngoạ Cương-Thanh Thuỷ ra đời vào tháng 2-1943 tại khu vực Hang Thâu (hoạt động được một thời gian ngắn thì tan rã), sau đó được Phủ uỷ Quảng Trạch chỉ đạo phục hồi lại thành Chi bộ Thanh Thuỷ (giữa năm 1944) để lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, cụ Đào chính là một trong số các giáo dân ở làng Kinh Nhuận tích cực, mau chóng giác ngộ tinh thần cách mạng.

Từ đó, cụ Phạm Cao Đào đã sớm tiên phong tham gia cùng các cán bộ cách mạng vùng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến và thực dân Pháp; chuẩn bị lực lượng và tinh thần chờ thời cơ cách mạng đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại địa bàn phía tây của phủ Quảng Trạch.

Cụ Phạm Cao Đào nhớ lại: "Những ngày đầu bước vào con đường cách mạng, tôi cũng như nhiều người dân trong thôn sẵn sàng góp gạo, góp rau nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng, giữ bí mật, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở nuôi dưỡng phong trào đấu tranh chống lại bọn thực dân phong kiến. Sau đó, tôi  được các cán bộ cách mạng tin tưởng giao nhiệm vụ cảnh giới, phát giác mật thám, đồng thời thâm nhập tuyên truyền cách mạng cho bà con.

Chính nhờ có cảm tình và tích cực tham gia cánh mạng, tôi đã được kết nạp vào Đảng lúc 23 tuổi. Từ khi được vào Đảng đến nay, tôi  tuyệt đối  trung thành với Đảng, nguyện sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho lợi ích của Tổ quốc và nhân dân...".

Lý lịch đảng viên của Phạm Cao Đào được lưu tại Đảng bộ xã Cảnh Hoá cho biết, cụ Đào tham gia cách mạng kể từ 1-8-1945; ngày vào Đảng 12-12-1948, được công nhận chính thức 2-4-1950. Kể từ tháng 3-1945 đến 3-1946, cụ Đào tham gia làm dân vệ xã Phù Nhuận (địa bàn xã Cảnh Hoá ngày nay).

Từ tháng 4-1946 đến tháng 2-1959, cụ Đào tiếp tục tham gia vào các công việc như: nhân viên Ty Công an Quảng Bình; các chức danh Uỷ viên thư ký Văn phòng, Phó Bí thư Thanh niên Cứu quốc, Phó Văn phòng Đảng uỷ, trực thuộc xã Văn Hoá (cũ); Phó Công an xã Cảnh Hoá, Trưởng đoàn dân công khu vực Pheo...

Trong cuộc đời tham gia hoạt động cách mạng, cụ Đào vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất vì đã có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp; Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 1-5-2018, cụ Đào được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng...

Ngày 22-8-1945, Tổng Thuận Lệ (Quảng Trạch) nhận lệnh khởi nghĩa của tỉnh đã quyết định huy động lực lượng quần chúng ở tổng cùng nhân dân Tuyên Hoá phối hợp khởi nghĩa giành chính quyền.

Chỉ chưa đầy một ngày, lệnh khởi nghĩa truyền nhanh đến khắp thôn xóm, làng mạc. Tối đó, các tổ chức quần chúng căng biểu ngữ tại các ngã đường vào trụ sở tri huyện và chợ Minh Cầm. Đồng thời, lực lượng tấn công của quân và dân ta được chia tành 4 mũi bao vây...

Rạng sáng ngày 23-8-1945, khi phát súng lệnh vang lên, tất cả các mũi xông vào bao vây kín huyện lỵ Minh Cầm, chốt hết các nẻo đường ra, hô vang: "Việt Minh tổng phản công", "Việt Minh cứu quốc muôn năm", "Việt Nam độc lập muôn năm", "Đã đảo bọn Việt gian bán nước"...

Những ngày sau khi khởi nghĩa giành chính quyền thành công, cờ đỏ sao vàng ngập tràn các làng xóm ở Quảng Trạch, đặc biệt sau khi nghe tin Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, người dân ai cũng tin tưởng vào con đường cách mạng...

Đồng chí  Lê Quang Hoà, Phó Bí thư Thường trực xã Cảnh Hoá nhận xét: Đồng chí đảng viên Phạm Cao Đào hiện tuổi đã cao, sức khoẻ giảm sút nhiều, nhưng vẫn luôn gương mẫu chấp hành, vận động con cháu, bà con làng xóm nghiêm túc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tích cực đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương; sống "Tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước"...

Văn Minh
 

,
  • Hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường

    (QBĐT) - Thời gian qua, Sở Tài nguyên-Môi trường đã tích cực phối hợp với Uỷ ban MTTQVN tỉnh xây dựng kế hoạch về phối hợp tập huấn, tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

    31/08/2018
    .
  • Nơi hạt giống cách mạng nẩy mầm

    (QBĐT) - Xã Tân Thủy là "cái nôi" cách mạng của huyện Lệ Thủy, nơi đây tháng 11-1931, Chi bộ Mỹ Thổ-Trung Lực, chi bộ Đảng đầu tiên ở vùng Nam Quảng Bình, được thành lập.

    02/09/2018
    .
  • Đồng Phú chuyển mình

    (QBĐT) - Trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bao thế hệ cha anh của quê hương Đồng Phú luôn đồng lòng, dũng cảm quên mình để bảo vệ làng xóm, giữ vững mảnh đất thân yêu giữa lòng thành phố.

    02/09/2018
    .
  • Lệ Thủy: Tiếp tục nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng

    (QBĐT) - Ngày 28-8, Huyện ủy Lệ Thủy tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ" giai đoạn 2016-2020.

    01/09/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Xây dựng 420 mô hình "Dân vận khéo"

    (QBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" giai đoạn 2016-2020, đến nay TP. Đồng Hới đã xây dựng được 420 mô hình "Dân vận khéo" trên tất cả các lĩnh vực.

    01/09/2018
    .
  • Đảng bộ huyện Lệ Thủy: Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

    (QBĐT) - Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy đã chú trọng chỉ đạo các cấp ủy cơ sở nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là loại hình chi bộ Đảng nông thôn.

    01/09/2018
    .
  • Giá trị cộng thêm cho Ngày Độc lập bắt đầu từ nay ở Sài Gòn

    Nếu tính từ mờ sáng ngày 1-9-1858, đến đầu giờ chiều ngày 2-9-1945 - thời gian có thể đếm được chính xác năm-tháng-ngày-giờ nhưng khó mà thống kê đầy đủ quá trình đấu tranh của cả một dân tộc trong gần 90 năm ấy.

    01/09/2018
    .
  • Hội CCB xã Gia Ninh: Nêu gương sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (QBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", những năm qua, Hội Cựu chiến bình(CCB) xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần cùng địa phương phấn đấu cán đích nông thôn mới cuối năm 2018.

    01/09/2018
    .