.
Chuyện quản lý:

Viết đúng chính tả: Khó hay dễ?

.
07:26, Thứ Tư, 03/10/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - 1. Theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11-7-2005 về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng được thực hiện rất chặt chẽ và khoa học với sự tham gia của nhiều đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan chuyên môn, người dân...

Chặt chẽ là vậy, nhưng dường như việc giám sát quá trình thực hiện đặt tên, đổi tên đường, phố, mà cụ thể là các biển báo tên đường, phố, lại dường như thiếu sự quan tâm đúng mức. Ngay trên địa bàn huyện Lệ Thủy, con đường Nguyễn Văn Trỗi chạy dọc sông Kiến Giang, huyết mạch giao thông của nhiều xã, lại có biển báo sai lỗi chính tả thành "Nguyễn Văn Trổi".

Biển báo sai lỗi chính tả này đã tồn tại nhiều năm ở huyện vốn đang phấn đấu nông thôn mới kiểu mẫu này, nhưng hầu như không được ai nhắc nhớ. Đáng ngại hơn, việc một số trường học cũng nằm trên con đường này vô hình chung khiến học sinh bỡ ngỡ giữa chính tả trong sách vở và ngoài đời thực.

Biển báo sai lỗi chính tả ở Lệ Thủy.
Biển báo sai lỗi chính tả ở Lệ Thủy.

Trước đây, chuyên mục "Những điều trông thấy" của Báo Quảng Bình cũng đã phát hiện một số biển tên đường sai chính tả ở TP.Đồng Hới, ngay sau đó, cơ quan chức năng đã có chấn chỉnh kịp thời.

2. Một thực trạng khá lo ngại khác chính là lỗi chính tả thường gặp trên các văn bản của các cơ quan Nhà nước, nhất là ở cấp cơ sở. Mới đây, thậm chí, một văn bản cấp tỉnh còn sai lỗi chính tả, đáng buồn lại là những điểm nhấn của văn bản, như: "thu thập" thành "thập", "mục đích" thành "mục địch"…

Việc sai lỗi chính tả trong các văn bản pháp quy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của văn bản, mà còn khiến đối tượng tiếp nhận không nhận thức được tầm quan trọng của văn bản. Đáng chú ý, nếu việc sai lỗi chính tả diễn ra thường xuyên, liên tục còn làm mất đi sự nghiêm túc, chỉnh chu cần có của các văn bản hành chính.

Hiện nay, các tranh cãi về cải cách giáo dục đang là đề tài "nóng" trên mạng xã hội, đặc biệt là sự khác biệt giữa cách phát âm theo chương trình đại trà và sách công nghệ giáo dục ở lớp 1.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Bộ Giáo dục-Đào tạo đang nỗ lực đổi mới, việc đơn giản cần làm trước hết là phải bảo đảm chính tả trong từng văn bản hành chính, từng biển hiệu, biển báo… Bởi, suy cho cùng, đây là một trong những cách dễ dàng nhất để Tiếng Việt thấm sâu vào mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Quảng Hạ
 

,
  • Dấu ấn "Chương trình 05"

    (QBĐT) - Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình hành động số 05-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm (Chương trình 05), giai đoạn 2016-2020, các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

    03/10/2018
    .
  • Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nhiều mây, có nơi mưa vừa, mưa to và dông

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 3-10 thời tiết phía Bắc và phía Nam diễn biến trái ngược. Trong khi Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời se lạnh, độ ẩm thấp thì khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to kèm theo dông, sét và gió giật mạnh.
     
    03/10/2018
    .
  • Ủy ban MTTQVN huyện Bố Trạch: Tiếp nhận, bàn giao 56 con bò giống cho hộ nghèo

    (QBĐT) - Tiếp tục thực hiện Đề án "Tiếp sức cho người dân vùng lũ" của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh về hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi, giảm nghèo bền vững...

    02/10/2018
    .
  • Đồng hành cùng đoàn viên thanh niên phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

    (QBĐT) - Ngày 2-10, Tỉnh đoàn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức chương trình "Đồng hành cùng đoàn viên thanh niên phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững năm 2018" và trao 40 con bò giống sinh sản cho đoàn viên thanh niên hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

    02/10/2018
    .
  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10-2018

    Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo; quy định về tổ chức lễ hội; bổ sung trường hợp tinh giản biên chế; tăng mức cho vay hộ nông dân khi không có tài sản bảo đảm;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10-2018.
     
    02/10/2018
    .
  • Để nâng cao chất lượng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường

    (QBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 31.000 hộ gia đình tham gia vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS và VSMTNT), với dư nợ 357 tỷ đồng. Các công trình đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cải tạo vệ sinh môi trường vùng nông thôn, bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

    02/10/2018
    .
  • Bàn giao nhà mái ấm tình thương cho hộ nghèo

    (QBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Quảng Trạch đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện và Uỷ ban MTTQVN xã Cảnh Dương tổ chức lễ bàn giao nhà mái ấm tình thương cho bà Nguyễn Thị Báu ở thôn Tân Cảnh, xã Cảnh Dương. 
    02/10/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Khánh thành hai cầu dân sinh vượt lũ

    (QBĐT) - Ngày 30-9, nhóm thiện nguyện Nhịp cầu hạnh phúc đã phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa, hai xã Sơn Hóa và Nam Hóa tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng hai cây cầu dân sinh vượt lũ trên địa bàn huyện.
     
    01/10/2018
    .