Nghị quyết về lộ trình tăng số lượng vaccine tiêm chủng mở rộng

  • 07:49 | Thứ Ba, 16/08/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chính phủ đồng ý lộ trình tăng vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 15/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030.
 
Chính phủ đồng ý với lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 của Bộ Y tế gồm tăng vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.
 
Nghị quyết nêu rõ phạm vi và số lượng thụ hưởng theo đề xuất của Bộ Y tế. Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước, hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước, Bộ Y tế quyết định việc có thể thực hiện lộ trình này sớm hơn.
 
Chính phủ đồng ý cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có thể tiếp cận với mức giá ưu đãi cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác ngoài Tiêm chủng mở rộng ngay từ giai đoạn 2022-2025 nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.
 
Về nguồn kinh phí thực hiện, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí mua vaccine theo lộ trình. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.
 
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022-2030 của Bộ Y tế theo quy định.
 
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để mua vaccine theo lộ trình tăng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể sử dụng ngân sách địa phương để mua các loại vaccine đã được cấp phép bổ sung vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022-2030 và tổ chức triển khai tiêm chủng.
 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với Bộ Y tế hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để tiêm cho các đối tượng nguy cơ cao ngoài tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định.
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Hạnh phúc cho trẻ thơ kém may mắn

(QBĐT) - Chương trình "Khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật" là hoạt động nhân đạo từ thiện lần đầu tiên được Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, Trung tâm II-Trực tiếp hỗ trợ trẻ khuyết tật, trực thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp tổ chức cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

Vẫn còn khoảng 14 triệu mũi tiêm phòng COVID-19 chưa được cập nhật lên hệ thống

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; y tế bộ, ngành nhằm đôn đốc thực hiện cập nhật, "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19.

Chưa coi Covid-19 là dịch bệnh lưu hành

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch sang quản lý bền vững, chưa coi Covid-19 là dịch bệnh lưu hành và chưa công bố hết dịch Covid-19.