Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nhiều nước châu Âu đón nhận thông tin kinh tế tiêu cực

  • 07:02 | Thứ Tư, 01/03/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha trong tháng 2 tiếp tục tăng do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, lạm phát tại 2 nước này tăng sau khi giảm vào tháng cuối của năm.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha trong tháng 2 tiếp tục tăng do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, lạm phát tại 2 nước này tăng sau khi giảm vào tháng cuối của năm 2022. 
 
Báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê Pháp (Insee) công bố ngày 28/2 cho biết lạm phát trong tháng 2 của Pháp là 6,2%, tăng so với mức 6,0% của tháng trước đó. 
 
Theo Insee, giá thực phẩm tại Pháp trong tháng này đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 13,3% của tháng 1. Trong khi đó, giá năng lượng giảm từ mức tăng 16,3% của tháng trước còn 14% trong tháng 2 này. 
 
Giá tiêu dùng leo thang đã đẩy tỷ lệ lạm phát của Pháp đã lên mức cao chưa từng thấy kể từ những năm 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, tăng giá tại Pháp vẫn thấp hơn so với nhiều nước láng giềng trong khu vực sử dụng đồng euro mà nguyên nhân một phần nhờ sự hỗ trợ của chính phủ. 
 
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, lạm phát của nước này trong tháng 2 đã tăng từ mức 5,9% của tháng 1 lên 6,1% do giá thực phẩm và điện tăng cao. Lạm phát lõi - không tính giá năng lượng và thực phẩm tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu này, tăng tới 7,7% trong tháng 2 so với mức tăng 7,5% của tháng trước đó. 
 
Giống như các quốc gia khác trên khắp châu Âu, Tây Ban Nha đã phải vật lộn với lạm phát tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và mở cửa nền kinh tế trở lại sau dịch COVID-19.
 
Lạm phát của nước này từng lên mức đỉnh 10,8% vào tháng 7/2022, buộc Chính phủ Tây Ban Nha công bố một loạt biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt của người dân. Các biện pháp này đã tiêu tốn khoảng 50 tỷ euro (53 tỷ USD) của Tây Ban Nha từ đầu năm 2022.
 
Trong khi đó, kinh tế Phần Lan đã rơi vào suy thoái trong quý 4/2022, còn kinh tế Thụy Điển giảm sút mạnh hơn dự báo ban đầu. 
 
Theo số liệu thống kê chính thức, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Phần Lan giảm 0,6% trong quý thứ 2 liên tiếp xuống mức âm. Trong dự báo mới nhất hồi tháng 12/2022, chính phủ và ngân hàng trung ương Phần Lan dự báo GDP sẽ giảm nhẹ vào năm 2023, khoảng 0,2%, trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2024 và 2025.
 
Tại Thụy Điển, GDP của nước này trong quý 4/2022 giảm 0,9%, sâu hơn mức dự báo 0,6% được đưa ra đầu tháng 2/2023
 
Ngân hàng trung ương Thụy Điển dự kiến GDP sẽ giảm 1,1% trong năm nay, tương đương với mức trung bình của châu Âu, theo dự báo mới nhất được công bố vào đầu tháng 2/2023./.
 
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo sẽ đáp trả

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh bày tỏ lấy làm tiếc về các lệnh trừng phạt của Mỹ và nhấn mạnh đây là những biện pháp "đơn phương và trái với luật pháp quốc tế."
 

WB ước tính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại hơn 34 tỷ USD sau động đất kinh hoàng

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính con số thiệt hại 34 tỷ USD tương đương 4% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2021; con số này chưa bao gồm các chi phí tái thiết sau động đất - dự đoán có thể nhiều gấp đôi.
 

Israel-Palestine nhất trí hợp tác an ninh và giảm leo thang căng thẳng

Các đại diện của Israel và Palestine đã nhất trí hợp tác hướng tới một nền hòa bình "thực sự và bền vững," cũng như khẳng định sự cần thiết phải "cam kết giảm leo thang trên thực địa."