6 tháng đầu năm có 19.463 lượt khách hàng vay vốn

  • 14:07 | Thứ Sáu, 08/07/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng 8/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ III, năm 2022. Đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 
Đồng chí Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đồng chí Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh quản lý 23 chương trình tín dụng. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ.

6 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay đạt 1.039,5 tỷ đồng, xấp xỉ bằng doanh số cho vay năm 2021, với 19.463 lượt khách hàng được vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình cho vay đạt 4.138,2 tỷ đồng, tăng 444,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, ngay sau khi được phép giải ngân các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, kể từ ngày 27/4/2022, đến nay, dư nợ đạt 246,8 tỷ đồng, hoàn thành 68,25% kế hoạch. Hiện còn 1 chương trình chưa giải ngân là chương trình cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vì chưa có văn bản hướng dẫn. 

Nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng CSXH góp phần giúp cho 1.911 hộ nghèo, 2.012 hộ cận nghèo được tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan liên quan đã tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách cách thức làm ăn để có thêm thu nhập. 
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ III
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ III.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động vay vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh vẫn gặp những khó khăn, như: Nhu cầu vay vốn chương trình hỗ trợ, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để sản xuất, tái sản xuất phục hồi kinh tế rất lớn trong khi nguồn vốn được phân giao chưa đáp ứng hết nhu cầu; việc huy động và tạo lập nguồn vốn tại địa phương gặp nhiều khó khăn; nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...
 
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận và đưa ra những giải pháp thực hiện trong những tháng tiếp theo nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động. Hội nghị cũng đã tập trung góp ý việc triển khai chương trình tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Ngân hàng CSXH tỉnh trong 6 tháng vừa qua.
 
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí yêu cầu: Tăng cường nguồn lực tại địa phương cùng nguồn vốn Trung ương triển khai tốt Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ; Văn phòng UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, cân đối, bố trí chuyển nguồn vốn ngân sách bổ sung năm 2022 sang Ngân hàng CSXH cho vay để giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn; Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH tỉnh đôn đốc các địa phương thực hiện tốt việc tổ chức kỷ niệm 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP; chuẩn bị các nội dung trọng tâm, trọng điểm phục vụ phiên làm việc của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH với lãnh đạo tỉnh; chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt hội thi nghiệp vụ giỏi và tài năng văn nghệ...
 
Đ.N

tin liên quan

Xăng dầu tăng giá, ngư dân "lao đao"

(QBĐT) - Không chỉ xăng, dầu tăng giá kéo theo các chi phí hậu cần tăng mà tình trạng thiếu lao động, giá hải sản xuống thấp, nguồn thủy sản khan hiếm… khiến cho nhiều tàu cá ở Quảng Bình thời gian qua phải chấp nhận nằm bờ dù đang vào vụ đánh bắt chính.

61 doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối giao thương Quảng Bình năm 2022

(QBĐT) - Sáng nay, 8/7, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương tổ chức hội nghị kết nối giao thương Quảng Bình năm 2022.

Cắt giảm quy định hoạt động kinh doanh liên quan đến giáo dục

Thủ tướng phê duyệt đơn giản hóa quy định hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 ngành nghề, gồm hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, mầm non...