.

Tổ ấm của trẻ khuyết tật

.
08:32, Thứ Bảy, 15/12/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Dạy học cho những trẻ bình thường đã khó, dạy cho trẻ khuyết tật còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Các em là những trẻ khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ… nên đòi hỏi các giáo viên cần phải kiên trì, có tình yêu thương, sự thông cảm...
 
Đến Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới, nhìn các cô giáo đang miệt mài dạy cho học sinh tập đọc, tập viết, tập kỹ năng tự lực…, chúng tôi cảm nhận được phần nào nỗi vất vả của thầy, cô giáo ở đây.
 
Theo các thầy, cô giáo, phần lớn các em khuyết tật ở trung tâm có độ tuổi, mức độ tật nguyền, hoàn cảnh khác nhau, nhưng có điểm chung là rất nhút nhát, thường cáu gắt, không thích tiếp cận với những người xung quanh. Thậm chí có nhiều em tuy đã lớn nhưng chưa biết đi vệ sinh, mặc quần áo, hay la hét, chạy nhảy lung tung, khả năng nghe, nói, nhìn kém…
 
Tùy theo mức độ và dạng tật của từng em mà các thầy, cô giáo có biện pháp can thiệp phục hồi khác nhau. Dù kiến thức, kỹ năng sư phạm đã được trang bị ở trường, nhưng khi về trung tâm, giáo viên gần như phải học lại từ đầu. 
 
Gần 30 năm trong nghề, cô giáo Trần Thị Hằng Nga, phụ trách việc dạy và học của học sinh Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới đã không biết bao nhiêu lần phải mò mẫm trong đêm để đi tìm học sinh tăng động. Cô cho biết, khi mới về nhận công tác đặc thù này, giáo viên ai cũng lo lắng, vì dạy trẻ khuyết tật là điều không phải dễ dàng. Dù đã được đào tạo bài bản về chuyên ngành giáo dục đặc biệt tại Trường đại học sư phạm Hà Nội nhưng công việc chăm sóc, giáo dục thực tế cho trẻ khuyết tật thật sự làm cô lo lắng… Cô luôn dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu trẻ, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Để giờ dạy có hiệu quả và thiết thực, cô luôn sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cụ thể, lời nói nhẹ nhàng, ân cần, từ ngữ luôn luôn gần gũi, dễ hiểu, vừa dạy vừa tổ chức các trò chơi để tạo hứng thú cho các em.
Các em học sinh của Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật TP. Đồng Hới tham gia các hoạt động vui chơi.
Các em học sinh của Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật TP. Đồng Hới tham gia các hoạt động vui chơi.
Không riêng gì cô Nga, các giáo viên ở trung tâm luôn kiên trì, nhẫn nại và luôn tạo cảm giác an toàn, thân thiện với học sinh. Với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhiều trẻ khuyết tật đã trở nên lanh lợi, hiểu biết hơn.
 
Em Trần Lê Ngọc Lan (12 tuổi, ở xã Nghĩa Ninh) bị chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật vận động. Khi mới vào trung tâm, ngay cả việc vệ sinh cá nhân, em cũng không thể làm được, giao tiếp rất khó khăn. Nhưng sau một thời gian, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy, cô giáo, Lan đã nói được những câu ngắn và có thể vận động nhẹ.
 
Thời gian qua, ngoài chữa trị, can thiệp, hồi phục chức năng cho trẻ bị bệnh, dị tật, các thầy cô giáo ở trung tâm còn tổ chức dạy nghề, như may vá, đan hạt vòng… cho trẻ. Các thầy, cô giáo mong muốn, sau này khi hòa nhập xã hội, các em sẽ thành thạo một nghề để có thể tự trang trải cuộc sống.
 
Thầy giáo Nguyễn Xuân Triển, Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật TP. Đồng Hới cho biết: "Hàng năm, đơn vị tiếp nhận trẻ khuyết tật với độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi. Trung tâm hiện có 120 học sinh chia làm 13 lớp, gồm lớp học văn hóa và phục hồi chức năng. Hiện nay, trung tâm có 56 em học bán trú và 64 em nội trú. Những năm gần đây, nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Mặc dù cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nhưng chúng tôi luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các em yên tâm sinh hoạt, học tập".
 
Phạm Hà
,
  • Lễ bàn giao, đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ

    (QBĐT) - Chiều nay (14-12), tại Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp cùng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức lễ bàn giao, đón nhận và an táng 7 hài cốt liệt sỹ do Đội 589, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh khảo sát và cất bốc.

    14/12/2018
    .
  • Bàn giao công trình Trường mầm non trung tâm xã Thanh Thạch

    (QBĐT) - Ngày 13-12, Viettel Quảng Bình phối hợp với UBND tỉnh, UBND huyện Tuyên Hóa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Trường mầm non trung tâm xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa. 
     
    14/12/2018
    .
  • Bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2019

    Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1793/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019.
     
    14/12/2018
    .
  • Đổi mới giáo dục nghề nghiệp

    (QBĐT) - Trong thực tế, công tác tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần những giải pháp hỗ trợ dài hơi…

    14/12/2018
    .
  • Tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

    (QBĐT) - Ngày 13-12, tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT) cho lãnh đạo, cán bộ các Sở TT&TT, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí các tỉnh, thành phía Bắc.

    13/12/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Người dân góp tiền lắp camera an ninh

    (QBĐT) - Nhiều người dân ở thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa đã tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng để lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn.

    13/12/2018
    .
  • Quảng Ninh: Sẵn sàng cho tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

    (QBĐT) - Thời gian qua, huyện Quảng Ninh đã thực hiện tốt các điều kiện cần thiết chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

    13/12/2018
    .
  • Va chạm với xe chở thư báo, 1 người tử vong

    (QBĐT) - Vào khoảng 9 giờ ngày 12-12, tại Km 625+500 quốc lộ 1A, đoạn gần cầu Gianh, thuộc địa phận xã Bắc Trạch (Bố Trạch) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến một người tử vong tại chỗ.

    12/12/2018
    .