.

Môn đấu vật Ssrieum của hai miền Triều Tiên là Di sản văn hóa thế giới

.
07:27, Thứ Ba, 27/11/2018 (GMT+7)
Hai miền Triều Tiên đã đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực hòa giải khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 26-11 chính thức công nhận môn đấu vật truyền thống Ssireum là Di sản văn hóa thế giới.
Trẻ em tham gia Ssireum, đấu vật truyền thống hai miền Triều Tiên. (Nguồn: UNESCO)
Trẻ em tham gia Ssireum, đấu vật truyền thống hai miền Triều Tiên. (Nguồn: UNESCO)
Trong phát biểu thông báo kết quả trên, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: "Đây là một bước đi lịch sử trên còn đường hòa giải liên Triều."
 
Trước đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đệ đơn riêng rẽ để được UNESCO công nhận môn đấu vật Ssrieum là di sản phi vật thể của nhân loại. Sau đó, hai bên đã chấp nhận rút lại hồ sơ riêng để cùng nộp lại hồ sơ xét công nhận chung.
 
Ssrieum là một quốc võ của người dân trên Bán đảo Triều Tiên, ra đời từ cách đây 2.000 năm. Lịch sử môn vật Ssrieum bắt đầu cùng thời với sự hình thành sinh hoạt cộng đồng.
 
Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang để tự vệ và để tìm thức ăn. Ngoài ra, còn để chiến đấu chống xung đột với bộ tộc khác.
 
Trong thi đấu Ssrieum hiện đại, võ sỹ đeo thắt lưng ở lưng và đùi và chỉ dùng những miếng đánh không gây nguy hiểm cho đối phương.
 
Người thắng cuộc là người làm cho đối thủ chạm đất ở bất cứ bộ phận nào từ đầu gối trở lên. Đây là môn võ rất được nam giới Hàn Quốc và Triều Tiên ưa chuộng và được xem là nét đẹp văn hóa độc đáo./.
 
Theo BÍCH LIÊN (VIETNAM+) 
,
  • Đò sang

    (QBĐT) - Mái chèo khua sóng bạc
    Nhịp tình tang trên sông
    Gió bổng trầm câu hát
    Từng cánh nắng rơi rơi…
    26/11/2018
    .
  • Lấp lánh mùa sang

    (QBĐT) - Yêu thương trở về thôi hết những sầu tương
    Long lanh nắng vấn vương hoài cuối phố
    Thôi hết dửng dưng xa rồi giông tố
    Vạt nắng vàng loang lổ góc bình yên
     
    26/11/2018
    .
  • "Giữ lửa" văn nghệ dân gian

    (QBĐT) - Trước thực trạng không ít làng quê có các làn điệu dân ca, dân vũ đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, nhiều "nghệ sĩ làng" đã âm thầm tìm tòi, gìn giữ và làm sống lại những thanh âm tưởng chừng như đã bị lớp bụi thời gian phủ mờ. Họ là những người nông dân sống gắn bó với ruộng đồng, cày cuốc cùng những câu dân ca mộc mạc. Với họ, từng câu hò, điệu hát là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân quê.

    26/11/2018
    .
  • Bâng khuâng mùa đông...

    (QBĐT) - Ai đi qua những mùa đông lỗi hẹn
    Phía bâng khuâng ngọn gió bấc giao mùa
    Xao xác lòng chạm khẽ làn sương trắng
    Hoa cải vàng rưng rức bến sông quê
    25/11/2018
    .
  • Mùa đông

    (QBĐT) - Vừa chia xa ngọn gió nam nồm
    Chiều đã chạm heo may đầu ngõ
    Mùa dã quỳ nhạt nhòa đâu đó
    Đông chợt về chín ửng làn môi
     
    24/11/2018
    .
  • Khúc giao mùa

    (QBĐT) - Lao xao từng cơn gió
    Như khúc hát sang mùa
    Ngoài đê hàng so đũa
    Cũng bắt đầu đơm hoa
     
    23/11/2018
    .
  • Khai thác tiềm năng du lịch từ tài nguyên văn hóa

    (QBĐT) - Quảng Bình là vùng đất chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa gồm các di tích lịch sử, hệ thống hang động, lễ hội văn hóa và ẩm thực độc đáo cùng các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng ở những vùng, miền… Chính sự phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là điều kiện quan trọng để tỉnh khai thác, phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có.  

    23/11/2018
    .
  • Dường như trời đã chớm đông

    (QBĐT) - Dường như trời đã chớm đông!
    Nghe cơn gió lạnh bềnh bồng đan tay
    Hạt sương buổi sớm lung lay
    Heo may thao thức phía ngày mênh mông...
     
    23/11/2018
    .