.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng ước đạt 22,2 tỷ USD

.
21:51, Thứ Hai, 30/07/2018 (GMT+7)

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Thanh long xuất khẩu sang thị trường Australia. (Nguồn: TTXVN)
Thanh long xuất khẩu sang thị trường Australia. (Nguồn: TTXVN)

Trong số này, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; thuỷ sản ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 6,3%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 12,3%...

Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu nông sản mạnh là Indonesia (đối với gạo, càphê, cao su), Nga (càphê, hạt điều), Đức (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu, cao su), Malaysia (đối với gạo, chè, gỗ, rau quả), Philippines (đối với gạo, càphê), Saudi Arabia (đối với chè), Iraq, Hong Kong (Trung Quốc) (đối với gạo), Mỹ (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu), Ấn Độ (đối với cao su, hạt tiêu), Thái Lan (rau quả, thủy sản).

Gạo vẫn là một trong các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt ước đạt 3,87 triệu tấn với 1,96 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và 29,2% về giá trị so với cùng kỳ 2017. Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 26,8% thị phần.

Trong tháng 7, nhu cầu gạo nguyên liệu phục vụ xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất các hợp đồng xuất khẩu cho Indonesia và Philippines. Trong khi đó, nguồn cung trong nước tăng từ vụ Hè-Thu khiến giá gạo trắng 5% tấm còn 385 USD/tấn, giảm 14,4% so với tháng trước, thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan (397 USD/tấn) và Ấn Độ (410 USD/tấn).

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm xuống do đồng Rupee tiếp tục suy yếu và nhu cầu giảm do người mua đang chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm tiếp do nguồn cung thu hoạch lúa Hè-Thu đang tăng.

Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Cụ thể, thị trường Philippines với nhu cầu nhập thêm 500.000 tấn gạo vào tháng 12; Iraq sẽ tăng nhập khẩu bởi nước này đang phải cắt giảm diện tích canh tác lúa để đối phó với tình trạng thiếu nước; các nước châu Phi vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo tăng để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng cao….

Trong 7 tháng qua, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Trong các tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể sẽ khó khăn do ảnh hưởng mùa mưa, sản lượng một số loại giảm.

Với cà phê, xuất khẩu 7 tháng ước đạt 1,16 triệu tấn với 2,22 tỷ USD, tăng 10,8% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá càphê xuất khẩu bình quân 6 tháng đạt 1.927 USD/tấn, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam.

Giá càphê giảm do dự báo sản xuất cà phê tại các quốc gia xuất khẩu lớn thuận lợi (triển vọng vụ mùa mới năm nay của Brazil sẽ hơn 60 triệu bao, đạt kỷ lục chưa từng có và của Việt Nam sẽ hơn 29,9 triệu bao, đạt mức cao nhiều năm gần đây) khiến cung càphê toàn cầu sẽ dư nhẹ so với tiêu thụ toàn cầu.

Dự báo, thời gian tới, giá càphê khó tăng mạnh do thị trường vẫn chịu áp lực nguồn cung từ mùa vụ mới và nhu cầu chưa có nhiều cải thiện. Doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trong việc dự trữ tránh tình trạng giá giảm trở lại khi vào vụ thu hoạch trong quý 4-2018 của Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo.

Xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng ước đạt 153 nghìn tấn với 517 triệu USD, tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 36,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhận định giá hạt tiêu trong các tháng cuối năm 2018 được kỳ vọng sẽ không biến động nhiều, do Việt Nam đã kết thúc vụ thu hoạch và Indonesia tuy đã bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Chung tình cảnh như càphê, tiêu... mặt hàng cao su xuất khẩu vẫn xuất khẩu ảm đạm. Trong 7 tháng, xuất khẩu cao su đạt 696.000 tấn, tương đương giá trị 997 triệu USD, tăng 9,9% về lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang đã gây áp lực xấu lên giá cao su. Dự báo thời gian tới, giá cao su trong nước vẫn chưa thể khởi sắc.

Theo Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

,
  • Tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

    (QBĐT) - Hiện nay, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

    30/07/2018
    .
  • Nước khoáng Bang: Nỗ lực giữ vững niềm tin người tiêu dùng

    (QBĐT) - Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Công ty CP nước khoáng Bang Lệ Thủy (thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ) vẫn luôn nỗ lực cố gắng để đưa thương hiệu nước khoáng Bang đến với người tiêu dùng trong cả nước.

    30/07/2018
    .
  • Giải bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất cao su

    (QBĐT) - Vùng gò đồi huyện Bố Trạch có tiềm năng và lợi thế để phát triển cây cao su, thời điểm cao nhất diện tích lên tới 11.100/18.220ha diện tích cao su toàn tỉnh.

    29/07/2018
    .
  • Hiệp định thương mại Việt Nam-EU có thể được ký vào tháng 10

    Chiều 27-7, nhân dịp nghị sỹ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện châu Âu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ báo chí, trao đổi thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp được hai bên ký kết thời gian tới.

    29/07/2018
    .
  • Homestay bên kia cầu Nhật Lệ

    (QBĐT) - Xa rời những ánh đèn lung linh, tách hẳn với những rộn rã của trung tâm phố thị, những homestay nơi xã biển Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) mang trong mình những nét yên bình và lạ lẫm.

    29/07/2018
    .
  • Chuyện ông Thắc làm kinh tế

    (QBĐT) - Rời quân ngũ, nhiều cựu binh luôn miệt mài, nỗ lực vượt khó làm giàu và trở thành "chiến sĩ" tiên phong trên mặt trận phát triển kinh tế.

    28/07/2018
    .
  • Xã Thanh Trạch: Bước tiến lớn của dịch vụ hậu cần nghề cá

    (QBĐT) - Thời gian qua, dịch vụ hậu cần nghề cá xã Thanh Trạch (Bố Trạch) đã đồng hành cùng ngư dân đánh bắt hải sản góp phần bảo đảm cho các chuyến ra khơi đánh bắt thuận lợi, tạo việc làm,nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình tại địa phương.

    28/07/2018
    .
  • Hội Nông dân Quảng Trạch triển khai có hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác

    (QBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Hội nông dân huyện Quảng trạch đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp nguồn vốn, giúp hội viên phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao.

    28/07/2018
    .