icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Chuyên gia khuyến nghị về X-quang tuyến vú sau tiêm phòng COVID-19

  • 14:29 | Thứ Ba, 24/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Roentgenology của Mỹ cho thấy hiện tượng nổi hạch ở nách sau khi tiêm phòng COVID-19 có thể kéo dài hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bidderford, Maine, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bidderford, Maine, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các chuyên gia Mỹ khuyến cáo phụ nữ không nên hoãn lịch khám và chụp X-quang tuyến vú định kỳ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA.
 
Một số phụ nữ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA có thể xảy ra hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở gần nách. Hiện tượng này có thể bị hiểu nhầm là một dấu hiệu ung thư vú khi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh X-quang tuyến vú.
 
Ngay sau khi vaccine mRNA được triển khai tiêm đại trà, Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh tuyến vú (SBI) ở Mỹ đã khuyến nghị phụ nữ nên chờ 4-6 tuần sau mũi vaccine thứ hai mới chụp X-quang tuyến vú vì cho rằng khi đó các hạch do tiêm vaccine sẽ biến mất.
 
Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Roentgenology của Mỹ cho thấy hiện tượng nổi hạch ở nách sau khi tiêm phòng COVID-19 có thể kéo dài hơn.
 
Ở 111 phụ nữ gặp hiện tượng này sau khi tiêm vaccine mRNA, hạch ở nách sưng đau trong trung bình 12-13 tuần sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai. SBI sau đó khuyến nghị phụ nữ không nên hoãn chụp X-quang tầm soát ung thư vú trong thời gian dài.
 
Trong hướng dẫn cập nhật mới nhất, SBI cho rằng, đối với những phụ nữ không có triệu chứng, không có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư hạch bạch huyết, nếu chụp X-quang tuyến vú cho thấy các bất thường liên quan đến hạch bạch huyết sau tiêm vaccine, nên tiến hành tầm soát định kỳ 6 tháng sau đó.
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Bệnh COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở những người đã bình phục sau mắc COVID-19, bao gồm cả những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ hơn, não của họ có thể chịu một số ảnh hưởng lâu dài.

Tiêm virus diệt tế bào ung thư vào thẳng khối u

Loại virus nhân tạo có khả năng chống lại ung thư đã chứng minh được hiệu quả trong các thí nghiệm tiền lâm sàng trên động vật và phòng thí nghiệm. 

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo kiểm soát cháy rừng

(QBĐT) -  Truyền tải điện Quảng Bình đã chủ động đề xuất Công ty Truyền tải điện 2 cho lắp đặt các camera tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) trên những vị trí cột cao để giám sát bảo vệ đường dây.