icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Người nhiễm Omicron ít bị nhiễm biến thể khác nếu đã tiêm vaccine

  • 07:00 | Thứ Ba, 17/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo một nghiên cứu, hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
Phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Những người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm biến thể Omicron có thể có kháng thể chống lại một loạt biến thể khác của virus SARS-CoV-2.
 
Hai nghiên cứu công bố mới đây cho thấy ở những người đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc COVID-19, việc nhiễm virus SARS-CoV-2 thậm chí còn tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn so với tiêm mũi vaccine tăng cường.
 
Hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
 
Các kết quả này được các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) và Đại học Washington (Mỹ) công bố trên trang bioRxiv, kho tư liệu đăng các nghiên cứu chưa được chứng thực.
 
Giáo sư John Wherry - Giám đốc Viện Miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, cho rằng việc mắc COVID-19 đột phá, tức là mắc COVID-19 sau tiêm chủng, về cơ bản có tác dụng bảo vệ tương đương một mũi vaccine tăng cường. Do đó, những người mới mắc COVID-19 gần đây có thể đợi một thời gian trước khi tiêm mũi tăng cường tiếp theo nếu muốn.
 
Các nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục gây ra các đợt bùng phát dịch COVID-19 trên khắp thế giới, đặc biệt là ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
 
Chuyên gia phân tích Sam Fazeli tại hãng Bloomberg Intelligence cho biết Omicron rất dễ lây lan và biến đổi khi các quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, làm tăng nguy cơ bùng phát các biến thể mới.
 
Hiện các cơ quan quản lý đang cân nhắc việc có nên cập nhật vaccine ngừa COVID-19 thành phiên bản đặc hiệu chống biến thể Omicron hay không.
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Hai nhà khoa học nữ được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021

Đó chính là GS, TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và GS, TS, NGƯT Nguyễn Minh Thủy, Giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ,

Các nhà khoa học Bỉ khám phá ra cách ngăn ngừa virus SARS-CoV-2

Việc phát hiện cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào tế bào mở ra triển vọng lớn về việc sản xuất một loại thuốc kháng virus dạng xịt, có thể tiêu diệt virus trong trường hợp bị lây nhiễm.

Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Quyết định trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 cho hai nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề nghị.