Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống cúm mùa

  • 07:55 | Thứ Tư, 02/11/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hàng năm, Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè - thu, đông - xuân.
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân đang điều trị cúm A tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân đang điều trị cúm A tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó, nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).
 
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:
 
Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
 
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
 
Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
 
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
 
Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
 
Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa có 4 type A, B, C, D. Cúm B là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch COVID-19, các nghiên cứu thấy rằng, cúm B gặp khoảng 40%, do cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D.
 
Cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp của bệnh cúm B bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.
 
Trẻ em bị cúm có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Theo PV (TTXVN)

tin liên quan

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà như thế nào để tránh biến chứng nặng?

Người mắc sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần được theo dõi, chăm sóc như thế nào?

Chế độ nhịn ăn gián đoạn 16/8 có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe

Chế độ 16/8 - biện pháp giảm cân bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa calo trong 8 giờ/ngày và kiêng ăn trong 16 giờ còn lại - được chứng minh là có lợi cho sức khỏe.

Mỹ thử nghiệm sử dụng thuốc Paxlovid trong điều trị COVID-19 kéo dài

COVID-19 kéo dài là bệnh lý phức tạp với hơn 200 triệu chứng trong đó có kiệt sức, suy giảm nhận thức, đau mỏi cơ, sốt, tim đập nhanh, kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi nhiễm SARS-CoV-2.