.

Những bức thư kết đoàn

.
10:46, Thứ Tư, 25/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1977, Tuyên Hóa và Minh Hóa hợp nhất thành huyện Tuyên Hóa. Ngày 1-6-1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 190/HĐBT chia tách huyện. Tuyên Hóa, Minh Hóa trở về địa giới cũ. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành nhiều tình cảm lớn cho Đảng bộ và nhân dân hai huyện miền núi Quảng Bình. Trong những bức thư Đại tướng gửi nhân dịp hai huyện đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), Người nhấn mạnh: “Phải phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, xứng đáng với lời dặn của Bác Hồ khi Bác về thăm tỉnh”.
 
1. Năm 1996 là năm có nhiều sự kiện lớn đối với huyện Tuyên Hóa. Cùng với phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, ngày 15-6-1996, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Hóa long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND do Nhà nước phong tặng.
 
Vinh dự này là kết quả của sự đóng góp và hy sinh của nhiều thế hệ. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Hóa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, cùng nhân dân toàn tỉnh thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhân dịp huyện Tuyên Hóa đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư chúc mừng. Bức thư Đại tướng viết:
 Đoàn đại biểu huyện Minh Hóa tặng hoa chúc mừng Đại tướng nhân dịp sinh nhật Người, tháng 8-1998
Đoàn đại biểu huyện Minh Hóa tặng hoa chúc mừng Đại tướng nhân dịp sinh nhật Người, tháng 8-1998.
“Thân gửi đồng bào và chiến sỹ, đảng viên và đoàn viên huyện Tuyên Hóa. Tôi rất phấn khởi được tin huyện nhà được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Tôi xin gửi lời chúc mừng nhiệt liệt đến toàn thể các cụ, các anh, các chị, các cháu, đến các gia đình có công với kháng chiến và cách mạng, đến đồng bào các dân tộc.
 
Mong rằng toàn thể Đảng bộ và nhân dân ra sức phấn đấu, tích cực đổi mới. Đưa công nghệ mới vào các ngành, đẩy mạnh sản xuất lâm, nông nghiệp, cả ngư nghiệp nữa, căn cứ vào tình hình cụ thể mà CNH, HĐH nền kinh tế. Hết sức coi trọng Giáo dục và Đào tạo. Hết sức coi trọng y tế, chấm dứt bệnh sốt rét và bướu cổ. Hết sức coi trọng bảo vệ môi trường và sinh thái, đề phòng thiên tai. 
 
Đảng viên và cán bộ phải gương mẫu. Mỗi một gia đình đều phải phấn đấu trở thành gia đình văn hóa. Sớm nhất, xóa đói, giảm nghèo làm cho huyện ta trở thành một huyện của miền núi tiến kịp miền xuôi và giàu có hơn miền xuôi. Chú trọng hơn nữa đồng bào dân tộc ít người.
 
Mong mỏi lớn của tôi là Đảng bộ và nhân dân huyện ta tăng cường đoàn kết, đoàn kết trong huyện và đoàn kết cùng các huyện thị; đoàn kết là sức mạnh, làm cho Tuyên Hóa xứng đáng với truyền thống quê hương “Hai giỏi”, xứng đáng với lời dặn của Bác Hồ khi Người về thăm tỉnh, xứng đáng với vinh dự lớn mà Nhà nước đã dành cho huyện ta”.
 
2. Sau khi chia tách khỏi huyện Tuyên Hóa, 10 năm sau, Minh Hóa vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND, ngày 19-4-2000.
 
Ông Đinh Minh Thử, Bí thư Huyện ủy huyện Minh Hóa (1996-2000) kể: “Năm 2009, chúng tôi bắt tay vào xây dựng hồ sơ đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND, thời điểm này tôi cùng anh Đinh Xuân Bội, Chủ tịch UBND huyện nhiều lần ra Hà Nội tranh thủ ý kiến chỉ đạo, góp ý từ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngược thời gian, trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1963, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng về thăm huyện Minh Hóa.
 
Khi biết đến bây giờ Minh Hóa mới làm hồ sơ đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND, hai vị tướng từng nhiều năm gắn bó với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, với địa bàn Minh Hóa tỏ ý ngạc nhiên: “Sao đến giờ huyện mới triển khai. Đảng bộ và đồng bào các dân tộc huyện Minh Hóa quá xứng danh anh hùng rồi!”.
 
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bảo: “Quá trình thủ tục hồ sơ gặp khó khăn ở chỗ nào thì cứ nói, chúng tôi tác động giúp một tiếng”. Thay mặt Đảng bộ và nhân dân huyện Minh Hóa, ông Đinh Minh Thử mời Đại tướng về tham dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đại tướng cười hồn hậu: “Chắc chắn rồi…! Nếu tôi sắp xếp được thời gian và công việc, nhất định sẽ vào”.
 
Nhân sự kiện trọng đại này, trong bức thư gửi từ Hà Nội ngày 17-4-2000, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
 
“Tôi đã nhận được giấy mời về dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND. Rất tiếc không về dự được, thân gửi đến toàn thể đồng bào và chiến sỹ, nhân dân và Đảng bộ huyện Minh Hóa lời chúc mừng nhiệt liệt nhất. Chúc nhân dân và Đảng bộ huyện, đặc biệt là thế hệ trẻ dốc lòng phấn đấu phát huy truyền thống “Hai giỏi” và tinh thần quật khởi của Quảng Bình ta. Xây dựng huyện nhà trở thành huyện gương mẫu về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, xây dựng Đảng bộ vững mạnh. Đáp lời chúc của Bác Hồ năm xưa khi Bác về thăm tỉnh Quảng Bình. Chào thắng lợi!”.
 
3. Cho đến hôm nay, những lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong các bức thư gửi Đảng bộ, nhân dân hai huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa vẫn còn nguyên giá trị thời sự, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
 
Bút tích bức thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Đảng bộ, nhân huyện Tuyên Hóa nhân dịp đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND
Bút tích bức thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Đảng bộ, nhân huyện Tuyên Hóa nhân dịp đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND
Đại tướng nhấn mạnh, Tuyên Hóa, Minh Hóa cố gắng “thành huyện gương mẫu về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng”. Muốn thực hiện thành công điều này phải “phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi”, xứng đáng với lời dặn của Bác Hồ khi Người về thăm tỉnh”. Mọi hành động cách mạng dựa vào sự đoàn kết “tăng cường đoàn kết, đoàn kết trong huyện và đoàn kết cùng các huyện thị; đoàn kết là sức mạnh”.
 
Ông Đinh Minh Thử nhớ lại: “Ngày 25-8-1998, Đại tướng vào thăm Quảng Bình. Nhân dịp sinh nhật Người, đoàn đại biểu huyện Minh Hóa gồm tôi, anh Đinh Xuân Bội, các Anh hùng Thái Văn A, Đinh Thị Thu Hiệp đến tặng hoa chúc mừng. Sau khi nghe tôi báo cáo vắn tắt tình hình kinh tế-xã hội huyện nhà, Đại tướng bất chợt hỏi: “Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Minh Hóa bây giờ ra sao?”.
 
Anh Đinh Xuân Bội trả lời: “Báo cáo Đại tướng, mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, giúp đỡ nhiều, nhưng bà con vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo đang còn rất cao”. Đại tướng ân cần: “Trong kháng chiến, đồng bào một lòng thủy chung, son sắt với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ. Thời kỳ đổi mới, chúng ta phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm lo cho bà con.
 
Minh Hóa có lợi thế về kinh tế rừng, ưu tiên phát triển kinh tế rừng, giao đất, giao rừng cho đồng bào làm chủ, từ đó đời sống bà con dân tộc dần nâng cao lên thôi. Phát triển kinh tế rừng song song với bảo vệ, phát huy bền vững môi trường tự nhiên”, Đại tướng nhấn mạnh.
 
“Khi chia tay, Đại tướng thêm một lần nữa căn dặn chúng tôi: “Huyện Minh Hóa dần thành huyện gương mẫu rồi. Muốn gương mẫu hơn nữa, phát triển ngang bằng với các huyện miền xuôi thì nội bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, nhân dân càng tăng cường đoàn kết, đoàn kết là cái gốc của mọi thắng lợi”.
 
Nhớ lại kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương Tuyên Hóa, ông Nguyễn Minh Lự, Phó Chủ tịch HĐND huyện kể: “Tháng 6-1996, tôi là Phó Bí thư Huyện đoàn cùng với các Tổng phụ trách Đội giỏi và thiếu nhi xuất sắc huyện Tuyên Hóa gồm 7 người ra báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết đoàn Tuyên Hóa đang ở Thủ đô, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thân mật mời về thăm gia đình Bác tại 30 Hoàng Diệu.
 
Trò chuyện với đoàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bảo: “Tôi rất nặng lòng với hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa, nhưng chưa có dịp trở lại thăm được. Các cháu ra, cho tôi chuyển lời hỏi thăm về quê hương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên Hóa đã anh hùng rồi, cố gắng phát huy tinh thần anh hùng hơn trong đổi mới, đoàn kết trong huyện và đoàn kết cùng huyện miền núi Minh Hóa anh em chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân”.
 
Trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 25-8-1998, thay mặt Đảng bộ, nhân dân huyện Minh Hóa, ông Đinh Minh Thử trình bày, nhân dân huyện Minh Hóa mong muốn làm một bức tượng bán thân của Đại tướng tại địa điểm Đại tướng về thăm huyện năm 1963 để làm nơi giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho thế hệ trẻ sau này. Sau khi nghe ông Đinh Minh Thử trình bày xong, Đại tướng nhẹ nhàng: “Tình cảm nhân dân Minh Hóa dành cho tôi, tôi xin cám ơn và ghi sâu trong lòng. Hiện tại thì không nên… vì Minh Hóa còn nhiều khó khăn, cần tập trung mọi nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Hình ảnh tôi ở trong lòng nhân dân là hạnh phúc lớn nhất rồi!”
 
                 Ngô Thanh Long
,
  • Xuyên đêm săn "đặc sản" nơi thượng nguồn sông Gianh

    (QBĐT) - Dãy Giăng Màn sừng sững ôm trọn 27km đường biên giới Việt-Lào, nơi nổi tiếng với những cánh rừng nguyên sinh rộng hàng chục nghìn héc ta, quanh năm mây mù bao phủ. Đây là nơi khởi nguồn của những dòng suối mát lành, len lỏi qua từng ghềnh đá mà hợp thành dòng sông Gianh lịch sử và cũng là nơi sinh sống của các loài cá mát, cá chình, cá leo, ếch núi, cua đá…

    27/06/2021
    .
  • Bình dị ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên dòng Kiến Giang

    (QBĐT) - Đó là căn nhà gỗ ba gian bình dị nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy), bên dòng Kiến Giang thơ mộng. Nơi đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời và có những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm... 

    25/08/2021
    .
  • Người Quảng Bình tại TP.HCM giúp nhau vượt qua đại dịch

    (QBĐT) - Cùng với sự hỗ trợ từ quê nhà Quảng Bình, những người Quảng Bình tại TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để không ai bị đứt bữa trong đại dịch Covid-19. Với họ, trong cơn hoạn nạn, "nghe tiếng quê miềng cũng đủ ấm vui lúc này".

    17/07/2021
    .
  • "Gần" lắm... Rào Con!

    (QBĐT) - Tại Km số 9 trên đường 20-Quyết Thắng, ngay phía đầu dốc Táu là lối rẽ vào bản Rào Con (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch). Rào Con, nơi định cư của 58 hộ, 250 khẩu đồng bào Bru-Vân Kiều vốn gốc gác xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) di cư đến từ cuối những năm 80 thuộc thế kỷ trước.

    13/06/2021
    .
  • Ân tình bên mái Giăng Màn

    (QBĐT) - Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó nhưng rất đỗi ân tình.

    08/08/2021
    .
  • Dồn lực để xã Sơn Lộc cán đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Nhằm tạo bước đi vững chắc, năm 2021, huyện Bố Trạch chỉ chọn xã Sơn Lộc là địa phương duy nhất để tập trung mọi nguồn lực xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trước trách nhiệm lớn này, cấp ủy, chính quyền và người dân Sơn Lộc đồng sức đồng lòng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích NTM theo đúng lộ trình, kế hoạch mà huyện, xã đã đề ra với quyết tâm cao nhất.

    07/06/2021
    .
  • Dấu chân người lính

    (QBĐT) - Đứng chân ở địa bàn vùng Tây Nam huyện Lệ Thủy, những năm qua, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 79 (Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15) đã nỗ lực vượt lên khó khăn, gian khổ, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương vừa phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân, vừa xây dựng nền quốc phòng vững mạnh. 

    06/06/2021
    .
  • Long Đại, "lũy thép bờ Bắc" - Ngày ấy, bây giờ…

    (QBĐT) - Bến phà Long Đại nằm trên trục đường chiến lược 15A, bờ bắc thuộc địa phận thôn Long Đại, xã Hiền Ninh; bờ nam thuộc thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh. Từ năm 1965-1972, bến phà Long Đại được xem là "tọa độ lửa" nơi tuyến đầu của đường Trường Sơn huyền thoại.

    01/08/2021
    .