Truy thu trên 1,5 tỷ đồng từ vi phạm sử dụng điện

  • 14:50 | Thứ Ba, 17/01/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ông Trần Xuân Công, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) cho biết: Năm 2022, PC Quảng Bình đã thực hiện 33.918 lượt kiểm tra ngày đêm, phát hiện và xử lý 1.468 vụ vi phạm sử dụng điện (VPSDĐ). Tổng sản lượng điện truy thu là 15.811 kWh với số tiền trên 1,5 tỷ đồng.
Công nhân PC Quảng Bình đang tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực sử dụng điện cho khách hàng
Công nhân PC Quảng Bình đang tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực sử dụng điện cho khách hàng
Trong số các vụ VPSDĐ có 766 vụ vi phạm giá điện, truy thu số tiền trên 1,35 tỷ đồng; 24 vụ trộm cắp điện, truy thu số tiền trên 50 triệu đồng; 678 vụ vi phạm khác, truy thu trên 100 triệu đồng.
 
Để phát hiện và xử lý các vụ VPSDĐ, lực lượng kiểm tra viên PC Quảng Bình đã tập trung kiểm tra, giám sát mua bán điện, tăng cường các biện pháp quản lý nghiệp vụ sàng lọc, chọn mẫu và sớm phát hiện khách hàng, khu vực có dấu hiệu trộm cắp điện để lên phương án kiểm tra, phòng, chống…
 
Thời gian tới, PC Quảng Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đánh giá, phân tích biến động sản lượng điện bất thường của khách hàng; tổ chức điều tra tại các trạm công cộng có tổn thất cao kết hợp với việc sử dụng thiết bị đo so lệch dòng điện; khoanh vùng đối tượng khách hàng nghi ngờ VPSDĐ để kịp thời kiểm tra, xử lý…
 
X.V
 

tin liên quan

Bắt Tổng Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh trực tuyến Toàn Cầu

(QBĐT) - Ngày 30/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã dẫn giải đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Hoàng Minh Toàn từ TP. Hồ Chí Minh về Quảng Bình.

Đình chỉ hoạt động 6 cơ sở kinh doanh do không đảm bảo an toàn về PCCC

(QBĐT) - Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh vừa ban hành quyết định đình chỉ hoạt động đối với 6 cơ sở kinh doanh do vi phạm các quy định về an toàn PCCC.

Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong tình hình mới

(QBĐT) - Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới khẳng định mục tiêu đến năm 2030 nước ta có "hệ thống pháp luật (HTPL) dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận...". Để hoàn thành mục tiêu trên, Bộ Tư pháp và các sở Tư pháp địa phương là những cơ quan chủ trì thực hiện.