Tuyên Hóa: Trồng gần 400ha rừng bằng cây bản địa trên đất vi phạm

  • 06:53 | Thứ Năm, 23/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa Nguyễn Văn Huệ cho biết, qua quá trình triển khai các phương án, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, từ năm 2022 đến nay đã có 213 hộ dân trên địa bàn huyện đăng ký trồng lại rừng bằng cây bản địa với diện tích gần 400ha trên đất vi phạm.
Cây bản địa trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đang phát triển tốt.
 Trồng cây bản địa trên địa bàn huyện Tuyên Hóa.
Toàn huyện Tuyên Hóa có tổng diện tích rừng tự nhiên bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng trên địa bàn 19 xã, thị trấn là 3.745ha. Trong đó, diện tích rừng bị phá, rừng tự nhiên tự ý chuyển đổi sai mục đích trên 2.443ha; đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trên 1.302ha. Có 2.014 vụ đã lập hồ sơ với diện tích trên 3.742ha.
 
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng, quản lý đất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng, UBND huyện Tuyên Hóa đã có phương án xử lý vi phạm về phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp và tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật trên địa bàn huyện.
 
Sau khi phương án này được ban hành, huyện đã tổ chức tuyên truyền đến tất cả các hộ vi phạm, yêu cầu người dân ký cam kết khai thác rừng trồng trên đất vi phạm xong phải trồng lại rừng bằng cây bản địa. Nhờ đó, đến nay đã có 213 hộ đăng ký trồng lại rừng bằng cây bản địa trên đất vi phạm với diện tích trên 398,5ha.
 
Được biết, Tuyên Hóa là địa phương đi đầu trong tỉnh thực hiện phương án cho khai thác rừng trồng vi phạm theo Chỉ thị số 03/CT-UBND để trồng lại cây bản địa. Nhờ đó, điện tích rừng cây bản địa của huyện tăng nhanh.
X.V

tin liên quan

Dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Cần kịp thời tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng

(QBĐT) - Các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch đang được chủ đầu tư và các nhà thầu quyết liệt thực hiện nhằm bảo đảm hoàn thành các mốc tiến độ theo kế hoạch đã xác định. Tuy nhiên hiện tại, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở đây vẫn đang gặp phải một số vướng mắc cần tháo gỡ.

Lệ Thủy: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

(QBĐT) - Để tháo gỡ những tồn đọng, vướng mắc, quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, UBND huyện Lệ Thủy đang tích cực chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và giải ngân các nguồn vốn. 

 

Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu

(QBĐT) - Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam và Tổ chức Tài chính quốc tế IFC triển khai hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu phục vụ cập nhật kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2025-2030, định hướng 2050 trên địa bàn tỉnh.