Triển khai gia hạn nợ cho khách hàng

  • 07:22 | Thứ Sáu, 27/10/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Lệ Thủy vừa triển khai chương trình hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện gia hạn nợ theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT, ngày 15/9/2023 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành quy định gia hạn nợ trong hệ thống NHCSXH.
Nhiều người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy được gia hạn nợ theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT.
Nhiều người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy được gia hạn nợ theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT.
Theo đó, đối tượng được gia hạn nợ là khách hàng vay vốn tại NHCSXH, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện cho vay và gia hạn nợ tại NHCSXH. Điều kiện gia hạn nợ là khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, sử dụng vốn vay đúng mục đích; khách hàng gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan...
 
Thời gian gia hạn nợ được tính từ ngày đến hạn trả nợ cuối cùng của khoản vay và từng chương trình tín dụng theo quy định cụ thể, nhưng tối đa là 12 tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn và tối đa 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, trừ các trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định riêng.
 
Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy Phạm Hữu Toàn cho biết, tổng dư nợ của NHCSXH huyện đến ngày 30/9/2023 đạt 682.099 triệu đồng, tăng so với đầu năm 82.241 triệu đồng (tăng 13,7%), hoàn thành 99,5% kế hoạch được giao, với 13.149 khách hàng còn dư nợ (bình quân dư nợ 51,9 triệu đồng/hộ). Năm 2023, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có hơn 400 trường hợp được gia hạn nợ. 
Thanh Hoa

tin liên quan

Bố Trạch: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.650 tỷ đồng

(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sản xuất công nghiệp phát triển. Nhờ đó, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển ổn định. 

Tiết kiệm và vốn vay thôn, bản: "Một vốn nhiều lời"

(QBĐT) - Trong sự khởi sắc của phong trào phụ nữ huyện Minh Hóa, hoạt động của các nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn, bản đã có nhiều đóng góp quan trọng.

Bàn giải pháp chuyển đổi số du lịch

(QBĐT) - Nhiều giải pháp chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực du lịch (DL) đã được giới thiệu. Nhiều ý kiến đã được đưa ra thảo luận nhằm đẩy mạnh quản lý, kinh doanh, quảng bá sản phẩm DL thông qua CĐS, góp phần đưa DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong bối cảnh kỷ nguyên số.