.

Nguyên liệu đầu vào tăng giá khiến các dự án đầu tư công chậm tiến độ

.
14:32, Thứ Ba, 24/08/2021 (GMT+7)
Sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, tác động mạnh đến tâm lý của nhà thầu...
 
Đầu tư công vẫn đang thể hiện vai trò hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lĩnh vực về sản xuất kinh doanh và dịch vụ bị ảnh rất nhiều bởi dịch Covid-19. Song, do khó khăn từ dịch bệnh, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2021 còn thấp. Cụ thể, 7 tháng đầu năm nay mới giải ngân đạt hơn 36%, thấp hơn con số 40% của cùng kỳ năm ngoái.
Tiến độ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa)
Tiến độ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa)
Trao đổi với báo chí về vấn đề đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương khẳng định, với các giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ cũng như với sự quan tâm, ý thức về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ KHĐT hy vọng các bộ, ngành ý thức được việc này, quyết liệt hơn nữa đối với các dự án đầu tư và giải ngân, đặc biệt với mốc thời gian ngày 30/9/2021 để đánh giá toàn diện, toàn bộ tốc độ giải ngân của các bộ, ngành, địa phương với mục tiêu đặt ra là phải đạt tối thiểu đạt 60% kế hoạch đề ra.
 
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong các hoạt động của nền kinh tế thì đầu tư công cũng là hoạt động của kinh tế, cho nên so với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đầu tư công cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19. Đầu tư công cũng phụ thuộc vào vấn đề vận chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị để triển khai thi công, do vậy trong bối cảnh giãn cách cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đối với những địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì thể hiện rõ nhất.
 
Đối tượng làm việc trong các dự án đầu tư công, điển hình là các công nhân, chuyên gia, tư vấn cũng phải thực hiện các chính sách giãn cách của địa phương tương ứng với tình hình dịch bệnh của mình. Cho nên tỷ lệ các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều hơn so với năm 2020, phải thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Do vậy, việc triển khai thi công các công trình, nhất là ở các địa bàn có dịch gặp rất khó khăn. Công nhân phải về nhà, một số công trình triển khai được 3 tại chỗ nhưng nguyên liệu đầu vào để thi công gặp khó khăn, ông Trần Quốc Phương phân tích.
Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: MPI)
Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: MPI)
Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT, sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào cho thi công đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, đặc biệt là tâm lý của nhà thầu khi các hợp đồng đã ký và việc tăng giá khiến họ khó tìm nguồn cung về nguyên liệu hoặc ảnh hưởng đến phương án tài chính khi thực hiện dự án.
 
Một yếu tố nữa mà ông Trần Quốc Phương cho rằng có ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay là sự phân tán về lực lượng cũng như thời gian vật chất của công tác chỉ đạo điều hành.
 
Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin thêm, năm 2021 là năm đầu tiên của một chu trình kế hoạch, đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới, do vậy những tháng đầu năm 2021 chủ yếu là thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước. Hầu hết các dự án mới của giai đoạn 2021-2025 thì những tháng đầu năm chưa thực hiện được mà phải chờ Quốc hội phê duyệt kế hoạch trung hạn 2021-2025. Bộ KHĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch kế hoạch trung hạn theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28-7-2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều dự án dự kiến sắp tới khởi công, đấu thầu tạo điều kiện để giải phóng lượng vốn hơn 70 nghìn tỷ đồng.
 
Theo VOV.vn
,
  • Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm

    (QBĐT) - Với mục tiêu chăm lo đời sống cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ), những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, kịp thời khích lệ, động viên ĐV, NLĐ yên tâm công tác. 

    24/08/2021
    .
  • Ưu tiên các nguồn lực để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19

    (QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã chủ động nguồn ngân sách dự phòng, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chi ngân sách để ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Phóng viên Báo Quảng Bình đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.

    24/08/2021
    .
  • Lệ Thủy: Tập trung phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc

    (QBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có hơn 1 nghìn con trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC) và hàng trăm con lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trước tình hình này, huyện đã huy động lực lượng, phương tiện, kinh phí dập dịch, nỗ lực giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho bà con.

    24/08/2021
    .
  • Đề xuất mở rộng cầu Gianh, cầu Quán Hàu và hầm Đèo Ngang

    (QBĐT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Bình ngày 23-8 cho biết, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến Quốc lộ 1A sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc; trong đó có cầu Gianh, cầu Quán Hàu và hầm Đèo Ngang.

    24/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Tỷ lệ bò lai và bò thuần ngoại chiếm 74% tổng đàn

    (QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt đối với đàn bò lai và bò thuần ngoại. 

    24/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Giải ngân hơn 100 triệu đồng cho doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc

    (QBĐT) - Ngày 23-8, ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch cho biết, đơn vị vừa hoàn tất các thủ tục giải ngân cho Công ty TNHH Sản xuất Composite Miền Trung vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ.
     
    24/08/2021
    .
  • Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn

    Nợ xấu ngân hàng lại một lần nữa tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại khi nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch COVID-19.

    23/08/2021
    .
  • "Tiếp sức" doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19

    (QBĐT) - Lãi suất cho vay 0% với thời hạn vay dưới 12 tháng, không phải thực hiện bảo đảm tiền vay… là những ưu đãi trong chính sách cho vay đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

    23/08/2021
    .