.

Đồng hành cùng đồng bào Vân Kiều phát triển kinh tế

.
08:43, Thứ Bảy, 03/11/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy, từ năm 2018, mỗi tổ chức hội, đoàn thể đảm nhận một mô hình kinh tế giúp đỡ một bản khó khăn của ba xã miền núi. Nhờ đó, các tổ chức chính trị, xã hội đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp, bước đầu tạo những đổi mới tích cực ở các bản làng.

Mùa mưa bão này, bà con Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy đã có thêm nhiều món ăn được chế biến từ đậu xanh. Đây là sản phẩm bà con trồng được từ mô hình sản xuất cây đậu xanh do Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lệ Thủy hỗ trợ giống, kỹ thuật, phân bón. Bạch Đàn là bản làng vùng sâu vùng xa, thường xuyên bị chia cắt bởi địa hình hiểm trở, đường đi lại khó khăn, nên việc giải quyết được một phần nguồn lương thực tại chỗ là sự nỗ lực rất lớn của bà con dân bản.

Thực hiện mô hình, 50 hộ gia đình bản Bạch Đàn đã trồng 2ha đậu xanh. Đến mùa thu hoạch, năng suất đạt 14 tạ/ha. Các hộ thu về 84 triệu đồng. Ông Hồ Thanh Tình, CCB ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy tâm sự: “Gia đình tôi trồng 2 sào đậu xanh, khi thu hoạch bán được 4,5 triệu. Hai vợ chồng rất phấn khởi và sẽ tiếp tục trồng tiếp ở những vụ tới”.

Với phương châm “cho cần câu hơn cho con cá”, Liên đoàn lao động huyện đã hỗ trợ 10 triệu đồng, phối hợp cùng Công đoàn xã Ngân Thủy, UBND xã khảo sát, lựa chọn giúp đỡ bà con dân bản phát triển mô hình kinh tế trồng kiệu trong vườn đồi, trong đó chú trọng phục hồi lại giống kiệu bản địa đã bị mai một.

Được sự hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật theo hình thức bắt tay chỉ việc, 13 hộ ở bản Km14 đã trồng 0,6 ha kiệu. Mới đầu triển khai, mô hình gặp nhiều khó khăn do bà con không hợp tác. Người Vân Kiều ở đây đã quen với tập quán canh tác cũ, giờ đây, việc ứng dụng kỹ thuật vào trồng khiến bà con hết sức e ngại.

Công đoàn cơ sở xã phải vào cuộc, bắt tay chỉ việc, trực tiếp tham gia sản xuất cùng bà con. Đến mùa thu hoạch, năng suất kiệu đạt 50 tạ/ha, thương lái thu mua tận vườn với mức giá 40 ngàn đồng/kg, các hộ thu được 120 triệu đồng.

Thấy có hiệu quả, năm nay, các hộ tiếp tục trồng kiệu với tổng diện tích mở rộng lên 2ha, có 25 hộ tham gia. Anh Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch Công đoàn cơ sở cơ quan UBND xã Ngân Thủy cho biết: “Do cây kiệu có hiệu quả kinh tế cao, UBND xã Ngân Thủy chọn đây là cây kinh tế chủ lực. Trong thời gian tới, xã sẽ nhân rộng cây kiệu trên địa bàn toàn xã để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững”.

Cùng thực hiện việc đảm nhận giúp bà con dân tộc Vân Kiều ở các bản khó khăn của 3 xã miền núi phát triển kinh tế hiệu quả, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy đã hỗ trợ bà con bản Khe Sung, xã Ngân Thủy trồng 4,5 ha lạc; Huyện đoàn giúp bà con bản Ho Rum, xã Kim Thủy phát triển mô hình trồng kiệu xen cà, ớt; Hội LHPN huyện tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ ngan giống cho hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Lâm Thủy.

Để thực hiện mô hình, các hội, đoàn thể đã huy động nguồn kinh phí từ sự đóng góp ủng hộ của cán bộ, hội viên; đồng thời, tập trung vào việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ sản xuất của bà con, nhằm tạo ra những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Anh Dương Văn Bình, Bí thư Huyện đoàn Lệ Thủy cho biết: “Ban Thường vụ Huyện đoàn đã trực tiếp về xã Kim Thủy để khảo sát và nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp trồng các giống cây ngắn ngày.

Từ đó, chúng tôi đã quyết định huy động kinh phí phong trào tình nguyện trong đoàn viên, thanh niên để đầu tư mô hình trồng kiệu xen canh cà ớt tại bản Ho Rum. Với hiệu quả bước đầu như thế này, chúng tôi tin tưởng mô hình sẽ phát huy được hiệu quả và mang lại thu nhập cho bà con nơi đây”.

Với sự đồng hành của các tổ chức chính trị, xã hội, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương ở 3 xã miền núi, các mô hình kinh tế bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, tạo ra tín hiệu vui ở các bản làng. Chủ trương này của Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy không chỉ gắn trách nhiệm của các tổ chức hội, đoàn thể trong công tác xóa đói giảm nghèo mà đã phần nào khơi dậy khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu của đồng bào Vân Kiều trên dãi núi Trường Sơn hùng vĩ.

Ông Đặng Đại Tình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết: “Thường trực Huyện ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo các hội đoàn thể phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã miền núi để theo dõi các mô hình mà các đoàn thể đảm nhận. Mô hình nào hiệu quả thì hướng dẫn bà con nhân rộng, không chỉ thực hiện mô hình trong một bản, một hộ mà nhân rộng ra các bản, các hộ khác để gắn với quá trình cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất, dần dần thay đổi tư duy sản xuất của đồng bào”.

Hiện nay, người Vân Kiều ở Lệ Thủy vẫn đang quen tập quán cũ, sống chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 45% dân số 3 xã miền núi, tỷ lệ hộ cận nghèo gần 13%. Chủ trương này của Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy sẽ góp phần chuyển đổi nhận thức, giúp bà con dần bỏ sự trông chờ, ỷ lại, tập trung lao động sản xuất, làm chủ cuộc sống, chung sức xây dựng bản làng ngày càng no ấm.

An Phương- Hoài Thu
(Đài TT- TH Lệ Thủy)

 

,
  • Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Khó lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

    Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá là một trong những giải pháp cấp bách của Việt Nam để Liên minh châu Âu (EU) đưa ra phán quyết có lợi nhằm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam.

    02/11/2018
    .
  • Sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi lên men từ bã sắn

    (QBĐT) - Ngày 1-11, Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT và Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức hội thảo báo cáo kết quả dự án sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn.

    02/11/2018
    .
  • [Infographics] Những lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử

    Từ 1-11, các doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

    02/11/2018
    .
  • Lệ Thủy: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ tuật trong trồng trọt

    (QBĐT) - Để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường, những năm qua, huyện Lệ Thủy đã tích cực hỗ trợ người dân trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

    02/11/2018
    .
  • Vững tin vươn khơi

    (QBĐT) - Hai năm sau sự cố môi trường biển, ngư dân miền Trung nói chung và ngư dân Bố Trạch nói riêng đã vượt qua muôn vàn khó khăn để tiếp tục vươn khơi.

    02/11/2018
    .
  • Hợp tác trồng khảo nghiệm cây Jatropha

    (QBĐT) - Vừa qua, đại diện Công ty TNHH Star Nhật Bản và Công ty CP Việt Trung đã ký kết hợp đồng trồng khảo nghiệm cây Jatropha.

    02/11/2018
    .
  • "Nâng cánh" thương hiệu Việt

    (QBĐT) - Sau gần 10 năm triển khai, đến thời điểm này, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần "nâng cánh" cho thương hiệu Việt thông qua các hoạt động hiệu quả, thiết thực, từng bước giúp người dân trong tỉnh tin yêu, lựa chọn hàng Việt…

    02/11/2018
    .
  • Khởi động quá trình phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU

    Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Bỉ, Liên minh châu Âu (EU) và tham dự Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Ủy ban châu Âu ngày 18-10 đã công bố chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) để trình lên Hội đồng châu Âu đề nghị ủy nhiệm ký.

    01/11/2018
    .