.

Dịch COVID-19 đã khiến 1,4 triệu lao động tự do không có việc làm

.
08:39, Thứ Năm, 12/08/2021 (GMT+7)
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội LĐTBXH), dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4-2021 đã tác động lớn đến nhóm lao động tự do (khu vực phi chính thức) và khiến 1,4 triệu người rơi vào trạng thái dễ tổn thương do không có việc làm.
TP Hồ Chí Minh phong tỏa các nơi ở của các bệnh nhân mắc COVID-19 để xét nghiệm, truy vết, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh
TP Hồ Chí Minh phong tỏa các nơi ở của các bệnh nhân mắc COVID-19 để xét nghiệm, truy vết, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh
Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) nhận định, khi nhiều doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường thì số lao động bị mất việc làm lớn, phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở khu vực phi chính thức - nơi nhiều rủi ro, dễ tổn thương. Số lao động phi chính thức quý II/2021 là 20,9 triệu người (chiếm 57,4% lực lượng lao động), tăng 1,4 triệu người (1,6%) so với cùng kỳ năm 2020.
 
Tỷ lệ lao động phi chính thức hiện nay được ghi nhận là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, cho thấy dịch COVID-19 đã đẩy hơn 1,4 triệu người rơi vào trạng thái dễ tổn thương do không có việc làm chính thức.
 
Trong tháng 7-2021, với sự bùng địch ở các tỉnh phía nam, khiến lao động phi chính thức gặp nhiều khó khăn hơn khi không thể làm việc do phải tạm dừng các hoạt động bán buôn, bán lẻ,…Theo đó, số lao động phi chính thức bị mất việc làm, phải tạm ngừng làm việc, thu nhập giảm chiếm tỉ lệ lớn. Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh, số lao động tự do bị mất việc làm, ngừng việc chiếm tỷ trọng lớn, ước tính hơn 5 triệu người. Tại TP Hồ Chí Minh có 18.464 hộ kinh doanh cá thể dừng hoạt động, gần 350.000 lao động tự do mất việc làm; Đồng Nai hơn 20.000 lao động tự do mất việc làm....
 
Để hỗ trợ cho lao động tự do, nhiều tỉnh đã có những chính sách riêng để chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Người lao động bán vé số, buôn bán không có địa điểm cố định, người làm việc trong các cơ sở giáo dục đào tạo không có hợp đồng lao động,…. là những đối tượng được các tỉnh bước đầu hỗ trợ. Tính đến ngày 4/8, đã có 38/63 tỉnh thành phố lập kế hoạch và phê duyệt danh sách hỗ trợ; trong đó riêng 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, đã phê duyệt danh sách hỗ trợ trên 791.000 lao động tự do và 47.200 đối tượng đặc thù; đã chi trả hỗ trợ khoảng 767.000 người, với tổng kinh phí 1.037 tỷ đồng.
 
Theo Cục Việc làm, dịch COVID-19 cũng tác động đến sự dịch chuyển lao động. Do dịch diễn biến ngày càng phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài từ cuối tháng 6 đến nay (gần 2 tháng) tạo ra sức ép về chi phí sinh hoạt cũng như tâm lý tránh những khu vực đông dân cư, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đã khiến cho nhiều người lao động phải nghỉ việc về quê.
 
Nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch để đưa lao động về quê, tuy nhiên do yêu cầu về y tế, mới đưa được hơn 50.000 người trở lại quê, trong đó ưu tiên những người yếu thế, người già trẻ em, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với sức ép về cuộc sống hàng ngày, tâm lý lo sợ lây nhiễm dịch bệnh nên nhiều người lao động đã tự phát “ồ ạt” về quê bằng các phương tiện cá nhân, không có đăng ký với chính quyền địa phương, không được theo dõi y tế…
 
Số lao động tự phát di chuyển hơn 100.000 người khiến cho chính quyền các địa phương gặp khó khăn trong việc theo dõi, các khu cách ly y tế quá tải. Luồng di chuyển lao động chủ yếu hiện nay là từ các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về ngược lại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Trung. Theo thống kê nhanh của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhu cầu lao động được trở về quê ngày càng cao, hiện nay có hơn 50.000 người đăng ký với chính quyền địa phương.
 
Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ “thiếu hụt lao động” với số lượng lớn trong và sau dịch, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động phổ thông làm việc trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử… Theo Hiệp hội dệt may, số lao động hiện đáp ứng được 65-70% nhu cầu, trong thời gian Quý III, IV để đáp ứng nhu cầu các đơn hàng thì số lượng lao động cần tuyển khá lớn.
 
Do đó, sự dịch chuyển lao động một cách tự phát như trong cuối tháng 7 vừa qua cho thấy khả năng chịu đựng, chống lại với dịch bệnh của người lao động cũng như doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề để phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới.
 
Theo TTXVN
,
  • Việt Nam dự kiến tiêm 2 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi ngày

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, do tốc độ cập nhật chậm nên số liệu tiêm vaccine phòng COVID-19 công bố chậm so với tốc độ tiêm thực tế trên cả nước. 

    11/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Xuất khẩu lao động giảm do dịch bệnh Covid-19

    (QBĐT) - Bố Trạch là một trong những địa phương dẫn đầu cả tỉnh về xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên số lượng XKLĐ giảm đáng kể.

    11/08/2021
    .
  • Quê hương - Nghĩa tình trong đại dịch

    (QBĐT) - Bằng sự trăn trở, trách nhiệm và những quyết sách đúng đắn, đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh ta vẫn được kiểm soát. Đặc biệt, việc hỗ trợ bà con quê hương ở các tỉnh, thành phố phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh đạt hiệu quả tích cực, được nhân dân và dư luận đánh giá cao. 

    11/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 4 cho 1.260 người

    (QBĐT) - Chiều 10-8, tại Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch, huyện Bố Trạch tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 4 cho các đối tượng ưu tiên. 

    10/08/2021
    .
  • Hơn 1/3 số người dân Quảng Bình tại các tỉnh, thành phía Nam được nhận hỗ trợ của tỉnh

    (QBĐT) - Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân Quảng Bình đang sinh sống, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Bình đã thiết lập đường dây nóng 18008073 để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ bà con.

    10/08/2021
    .
  • Trên 360 triệu đồng ủng hộ các khu cách ly và chốt kiểm soát dịch bệnh

    (QBĐT) - Ông Đinh Minh Đấu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Minh Hóa cho biết, từ ngày 24-7 đến 10-8, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Minh Hóa đã tiếp nhận hàng hóa và tiền mặt từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các khu cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện với tổng trị giá trên 360 triệu đồng.
     
    10/08/2021
    .
  • Hỗ trợ 60 triệu đồng cho các tỉnh Bình Dương, Long An phòng, chống dịch bệnh Covid-19

    (QBĐT) - Để tiếp tục đồng hành, động viên và chia sẻ những khó khăn đối với các đoàn viên, người lao động tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình đã quyết định hỗ trợ 30 triệu đồng cho LĐLĐ tỉnh Bình Dương và 30 triệu đồng cho LĐLĐ tỉnh Long An.
     
    10/08/2021
    .
  • Bố Trạch: Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới

    (QBĐT) - Trước những diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh Covid-19, huyện Bố Trạch đã đề ra các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đồng thời, kêu gọi sự đồng tình chung tay thực hiện nghiêm của mọi người dân.

    10/08/2021
    .
Liên kết hữu ích