.

Thực hiện Kế hoạch hành động REDD+: Bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

.
10:48, Thứ Bảy, 20/10/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch hành động REDD+ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp chương trình quốc gia và tình hình thực tế mới nhất ở địa phương với các mục tiêu, giải pháp cơ bản, bảo đảm bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.

Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, từ năm 2011 đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có nhiều thay đổi. Việc chuyển hướng bảo vệ rừng từ tuần tra, kiểm soát lâm sản trên các tuyến đường giao thông sang quản lý bảo vệ rừng theo phương châm bảo vệ rừng tại gốc đã được triển khai thực hiện.

Công tác phối hợp bảo vệ rừng theo hướng bảo vệ rừng tại gốc và từng bước xã hội hóa việc bảo vệ rừng ngày càng phát huy hiệu quả. Trong đó, các cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng đã thường xuyên triển khai thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Tuyên truyền công tác bảo vệ rừng trong trường học đối với các địa bàn ưu tiên thực hiện kế hoạch hành động REDD+
Tuyên truyền công tác bảo vệ rừng trong trường học đối với các địa bàn ưu tiên thực hiện kế hoạch hành động REDD+.

Ở địa bàn cơ sở, kiểm lâm địa bàn đã chủ động phối hợp với lực lượng dân quân xã trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Các lực lượng ở cơ sở đã tham mưu UBND cấp xã kiện toàn các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng tại địa bàn cấp xã; thường xuyên trao đổi thông tin, trực báo hàng tháng, hàng quý và tổ chức phối hợp bảo vệ rừng, PCCCR.

Đối với diện tích rừng do các đơn vị chủ rừng quản lý, ngoài lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của đơn vị, các đơn vị chủ rừng còn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các đối tượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng theo các chính sách của Nhà nước về tăng cường bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và tạo điều kiện cho người dân tham gia bảo vệ rừng, gắn bó với rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác rừng trái phép.

Cùng với đó, từ năm 2011 đến nay, công tác trồng rừng kinh tế phát triển rộng khắp. Các đơn vị chủ rừng và người dân đã trồng rừng cơ bản phủ xanh đất trống đồi trọc, trừ những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, khó trồng và xa nơi tiêu thụ, như: xã Dân Hóa, Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) và xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch). Đối với diện tích còn lại các khu vực khác, người dân đã tận dụng đất trống để trồng keo lai...

Tuy diện tích rừng trồng tăng nhanh nhưng nếu tính trữ lượng các-bon theo trữ lượng gỗ thì rừng trồng để cung cấp dịch vụ tín chỉ các-bon rừng rất thấp vì phần lớn rừng mới đến tuổi đo đếm trữ lượng đã bị khai thác. Diện tích rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh rất ít.

Hiện tại, ở Quảng Bình chưa có rừng trồng theo mô hình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Ngoài ra, trồng rừng gỗ nhỏ, mật độ dày trên đất dốc, do không có thực bì dưới tán rừng, thời gian che phủ của rừng ngắn, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi nên ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Tính đến năm 2017, tỉnh Quảng Bình có 535.963 ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên 474.544 ha, rừng trồng đã thành rừng 61.419 ha; ngoài ra, có diện tích rừng trồng chưa thành rừng 48.460 ha.

Theo đánh giá của các chuyên gia, giải đoán từ ảnh vệ tinh qua các thời kỳ, điều tra sinh khối năm 2013, kiểm kê rừng năm 2016 và theo dõi diễn biến rừng năm 2017, thì giai đoạn 2000-2017, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Bình bị mất khoảng 23.850 ha, gồm các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn; diện tích rừng bị suy thoái khoảng 182.810 ha, chủ yếu ở các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.

Diện tích rừng trồng toàn tỉnh tăng lên hơn 71.000 ha (bao gồm cả rừng trồng đã thành rừng và chưa thành rừng theo quy định). Tuy nhiên, diện tích rừng trồng ở Quảng Bình chủ yếu là rừng gỗ nhỏ nên góp phần tăng trưởng trữ lượng rừng rất hạn chế.

Nguyên nhân mất rừng là do phá rừng tự nhiên trái pháp luật đề trồng rừng kinh tế (chủ yếu là trồng keo lai); chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su; xâm lấn rừng tự nhiên để trồng các loài cây nông nghiệp và làm nương rẫy; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, như: xây dựng hồ thủy lợi, mở đường giao thông, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ; cháy rừng và thiên tai. Những lý do khiến rừng suy thoái, như:khai thác rừng trái phép và đốt than (trong đó, khai thác rừng trái phép là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng); cháy rừng; thiên tai (bão, lốc xoáy...).

Trên cơ sở xác định các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng cũng như những rào cản, thách thức trong việc nâng cao chất lượng rừng, tỉnh ta đã ban hành Kế hoạch hành động REDD+ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; trong đó, ưu tiên tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Quảng Trạch với các giải pháp cụ thể.

Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành lồng ghép vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các- bon rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng với công tác điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả quy hoạch theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững,hiệu quả.

Hàng năm, tiến hành theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa và kết nối hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp theo quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, chia sẻ dữ liệu phù hợp với hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định làm cơ sở đánh giá mức hấp thụ các-bon (MRV) trong REDD+ theo quy định.

Đặc biệt, tỉnh có kế hoạch rà soát, hoàn thiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, thuê đất vào mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Từ đó, đến năm 2020, cơ bản diện tích rừng trồng và diện tích đất trồng rừng trên địa bàn đều đã có chủ cụ thể, bảo đảm hệ thống gỗ hợp pháp (VNTLAS) theo quy định tại Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) Việt Nam đã đàm phán và ký tắt với Liên minh Châu Âu (EU) (dự định ký chính thức năm 2019, bắt đầu thực hiện từ năm 2020 và hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng).

Cán bộ Kiểm lâm thường xuyên theo dõi diễn biến rừng trên toàn địa bàn.
Cán bộ Kiểm lâm thường xuyên theo dõi diễn biến rừng trên toàn địa bàn.

Đồng thời, xây dựng các mô hình thí điểm và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đối với các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững; trồng cây ăn quả, cây dược liệu; trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu; nuôi cá lồng; chăn nuôi gia súc, gia cầm… và kết nối việc tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất với thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập và bảo đảm tính ổn định, bền vững.

Giải pháp tiếp theo là áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hạn chế phát thải khí nhà kính.

Cùng với đó là nghiên cứu từng bước đa dạng hóa cây trồng lâm nghiệp theo hướng trồng loài cây có giá trị kinh tế cao, chống chịu bão gió tốt, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường bền vững.

“Thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ sẽ giúp tỉnh ta đạt được mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, bảo tồn tính đa dạng sinh học cũng như cải thiện sinh kế của người dân sống chủ yếu dựa vào rừng trên các lâm phần trong tỉnh, đặc biệt là người dân tộc thiểu số; đồng thời, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế hạn hán, lũ lụt và cân bằng hệ sinh thái; phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 70%. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”, ông Phạm Hồng Thái cho biết thêm.

Hương Trà
 

,
  • Quảng Ninh: Huy động trên 137 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản

    (QBĐT) - Trong 9 tháng năm 2018, huyện Quảng Ninh đã huy động trên 137 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản, tăng 54,3% so với cùng kỳ.

    19/10/2018
    .
  • Thuận Hóa và nỗ lực giảm nghèo

    (QBĐT) - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, nhưng những năm qua, nhờ các giải pháp thiết thực mà cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai, Thuận Hóa (Tuyên Hóa) đang nỗ lực giảm nghèo và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

    19/10/2018
    .
  • Quảng bá du lịch qua văn học nghệ thuật

    (QBĐT) - Quê hương, đất nước, con người luôn là mảnh đất sáng tạo phong phú để những tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời và thăng hoa. Khi đến được với người yêu nghệ thuật, những tác phẩm văn học nghệ thuật ấy còn mang đến những giá trị quảng bá du lịch hiệu quả.

    18/10/2018
    .
  • Lệ Thủy: Thu hút hơn 137.000 lượt du khách đến tham quan

    (QBĐT) - Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, từ đầu năm đến nay, huyện Lệ Thủy đã thu hút hơn 137.000 lượt khách tham quan, tăng 20% so cùng kỳ năm 2017.

    18/10/2018
    .
  • Từng bước xây dựng thương hiệu "Cam mật Lệ Thủy"

    (QBĐT) - Sau hơn 3 năm cải tạo khu vườn tạp, giờ đây, ông Hoàng Văn Vương, thôn Xuân Lai, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy đã bắt đầu thu hoạch lứa cam mật đầu tiên. Hơn 250 gốc cam xanh mướt, trĩu quả là thành quả xứng đáng mà vợ chồng ông có được sau bao tháng ngày miệt mài lao động.

    18/10/2018
    .
  • [Infographics] Đóng góp của các khu kinh tế ven biển trong 10 năm qua

    10 năm qua, các khu kinh tế ven biển đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, góp phần tăng nhanh quá trình đô thị hóa ven biển.

    18/10/2018
    .
  • Khắc phục "thẻ vàng" IUU-Gỡ vướng xác nhận nguồn gốc nguyên liệu

    Sau một năm nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngư dân nhằm thực hiện chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng trong việc chống khai thác IUU.

    18/10/2018
    .
  • Khám phá thung lũng rừng Gáo-hang Ô Rô, hang Hoàn Mỹ: Tổ chức khai thác thử nghiệm vào đầu năm 2019

    (QBĐT) - Thông tin từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản cho phép Ban quản lý Vườn liên kết với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Việt Hùng khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch khám phá thung lũng Rừng Gáo - hang Ô Rô, hang Hoàn Mỹ trong thời gian 6 tháng...

    18/10/2018
    .