.

Làm giàu trên vùng đất khó

.
08:34, Thứ Tư, 27/06/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Là một vùng đất khó, nguy cơ nhiễm mặn và lũ lụt hàng năm cao, nhưng hơn 2ha vùng đất Cồn ven sông Kiến Giang thuộc thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh đã được vợ chồng anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp. Sau nhiều năm xây dựng, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đầu tư nuôi trồng mới cho người dân địa phương.

Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Cồn phía cuối nguồn sông Kiến Giang, thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh còn bị bỏ hoang, rậm rạp bởi lau lách và rừng bần ngập mặn. Thế nhưng, từ năm 1992, anh Nguyễn Văn Thao vẫn mạnh dạn đăng ký thuê đất 50 năm để tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế cho gia đình. Những năm đầu, chưa có vốn để đầu tư khai hoang, gia đình anh đành gác lại kế hoạch và vào miền Nam lập nghiệp. Năm 2000, anh đưa gia đình về lại quê hương và quyết định xây dựng trang trại tổng hợp tại vùng đất Cồn.

Lúc ấy, từ khu dân cư ra Cồn còn chưa có đường đi, vùng đất Cồn vắng vẻ và hoàn toàn biệt lập. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường quyết định vay vốn để đầu tư khai hoang, xây dựng trang trại tổng hợp trên vùng đất này. Để cải tạo đất nhiễm mặn, anh đã phải đắp kè ngăn, dẫn nước ngọt vào rửa mặn, tìm các giống cây trồng phù hợp.

Bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp tại vùng đất Cồn.
Bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp tại vùng đất Cồn.

Bắt tay vào sản xuất trên vùng đất khó, gia đình anh chăn nuôi lợn đàn, gà, vịt, ngan, ngỗng, thử nghiệm các giống cây ăn quả giống mới chưa được trồng tại địa phương, như: bưởi da xanh, dừa xiêm, xoài, ổi...  Khi trang trại đã thành hình hài, anh lại tiếp tục đầu tư đào hồ nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, quy mô trang trại tổng hợp này đã khá đa dạng với 2 hồ nuôi cá nước ngọt, 3 hồ nuôi tôm, 1 hồ nước lắng để giữ nước lợ, tránh tình trạng bị động nguồn nước trong quá trình thả nuôi thủy sản. Trang trại có gần 100 con lợn thịt và 8 lợn nái sinh sản thường xuyên; hơn 500 con gà thịt , 100 vịt đẻ trứng và ngan, ngỗng. Đối với các giống vật nuôi, như: lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, 100% con giống là nguồn tự sinh sản của trang trại nên bảo đảm chất lượng giống cũng như kiểm soát được dịch bệnh.

Trang trại cũng phát triển được vườn cây ăn quả khá phong phú: 250 cây ổi đang độ thu hoạch; gần 300 gốc dừa xiêm hơn 2 năm tuổi. Chanh không hạt và bưởi da xanh cũng đã cho thu hoạch nhiều vụ với sản lượng và chất lượng bảo đảm...

Điểm nhấn của trang trại là tôm thẻ chân trắng. Sau nhiều năm thử nghiệm nuôi tôm sú nhưng không hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm, anh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo anh Thao, đây là vùng cuối nguồn sông Kiến Giang với nguồn nước lợ, rất thích hợp cho đầu tư nuôi tôm.

Mặc dù hàng năm khi cống Mỹ Trung xả nước, nguồn phèn bị đọng lại nhiều, nguồn nước mặn mất đi, nhưng với kinh nghiệm lâu năm, anh đã đào thêm hồ lắng để tích trữ nguồn nước, phòng khi bị thiếu hụt nguồn nước mặn.  Sau khi nghiên cứu kỹ nguồn nước, thổ nhưỡng, tham quan học hỏi kỹ thuật nuôi tôm, anh đã cải tạo 3 hồ nuôi tôm với diện tích hơn 10.000m2 .Mỗi năm, gia đình anh thả nuôi hai vụ tôm thẻ chân trắng với hơn 60 vạn con giống.

Bây giờ, vùng đất Cồn dưới chân cầu Trung Quán đã hình thành một trang trại chăn nuôi tổng hợp khá đa dạng, mang lại nhuận kinh tế từ 300-350 triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5-6 lao động. Không những thoát nghèo mà nhiều năm liền hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thao, chị Vũ Minh Hường đều đạt gia đình nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Với sự cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, những người nông dân ấy đã chinh phục được thiên nhiên, chinh phục được những vùng đất vốn không mấy thuận lợi cho sản xuất. Và đất không phụ công người, anh Nguyễn Văn Thao và gia đình đã khoác lên mảnh đất này diện mạo mới, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp điển hình, từ đó, trở thành tấm gương cho nhiều nông dân địa phương học cách làm giàu.

Duy Hiền
(ĐÀI TT-TH Quảng Ninh)

 
 

,
  • Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại

    (QBĐT) - Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do biến động giá cả thị trường, ngành chăn nuôi tỉnh ta vẫn tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, gia trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công nghiệp và liên kết bền vững, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.   

    27/06/2018
    .
  • Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng Việt Nam

    (QBĐT) - Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động.

    26/06/2018
    .
  • Xuất hiện sâu bệnh gây hại lúa hè-thu

    (QBĐT) - Theo kế hoạch, vụ hè - thu năm 2018, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 16.000ha lúa; với các bộ giống chủ lực là PC6, HT1, KD18, QR1, P6 đột biến…

    26/06/2018
    .
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

    (QBĐT) - Những năm qua, hoạt động khuyến công đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

    26/06/2018
    .
  • Huyện Lệ Thủy đón trên 90 nghìn lượt khách du lịch

    (QBĐT) - Theo thống kê của UBND huyện, 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách đến với Lệ Thủy ước đạt 91.200 lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017.

    25/06/2018
    .
  • Đau đáu nỗi lo nhân lực làng nghề-Bài 2: Để "giữ chân" lao động cho làng nghề

    (QBĐT) - Việc "giữ chân" lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ có tay nghề cao, được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững, hiệu quả.

    25/06/2018
    .
  • Lệ Thủy: Hỗ trợ 100% giống lúa cho diện tích mới chuyển sang sản xuất vụ hè-thu

    (QBĐT) - Vụ hè-thu 2018, toàn huyện Lệ Thủy có kế hoạch gieo trồng 2.403 ha lúa. Để khuyến khích các xã, thị trấn mạnh dạn chuyển từ sản xuất lúa tái sinh sang sản xuất lúa vụ hè-thu, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ 100% giống lúa cho các diện tích này.

    25/06/2018
    .
  • Minh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản

    (QBĐT) - Bằng nguồn vốn ngân sách huyện, thời điểm này, huyện Minh Hóa đang triển khai thực hiện 67 công trình xây dựng cơ bản với tổng số vốn trên 64 tỷ đồng.

    25/06/2018
    .