icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa thân nhiệt và tuổi thọ

  • 14:15 | Thứ Năm, 17/03/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng động vật sống trong khí hậu ôn đới có thể có tuổi thọ cao hơn, và điều này có thể giúp cho nỗ lực của con người tìm cách sống thọ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Các nhà khoa học Trung Quốc và Anh phát hiện ra rằng động vật sống trong khí hậu ôn đới có thể có tuổi thọ cao hơn, và điều này có thể giúp cho nỗ lực của con người tìm cách sống thọ.
 
Trước đây, các nhà khoa học phỏng đoán rằng động vật có tốc độ chuyển hóa cơ bản thấp thường sống lâu hơn động vật có tốc độ chuyển hóa cơ bản cao.
 
Theo nghiên cứu đăng tải gần đây trên tạp chí Nature Metabolism, các nhà nghiên cứu từ Viện công nghệ tiên tiến Thâm Quyến thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cùng với các cộng tác viên từ Đại học Ôn Châu, Đại học Liêu Thành và Đại học Aberdeen của Scotland, tiến hành một thí nghiệm tìm hiểu xem nhiệt độ cơ thể tác động đến tuổi thọ của loại gặm nhấm như thế nào.
 
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đặt những con chuột hamster vào môi trường nhiệt độ cao, khoảng 32,5 độ C, và thấy rằng trao đổi chất giảm khi nhiệt độ cơ thể tăng.
 
Họ cũng thấy rằng tuổi thọ của những con chuột hamster sống trong môi trường nhiệt độ cao giảm so với những con chuột hamster sống trong môi trường khoảng 21 độ C, với mức giảm là 41% đối với con đực và 28% đối với con cái.
 
Các nhà nghiên cứu sau đó sử dụng những chiếc quạt nhỏ để thổi gió cho những con chuột đặt trong môi trường nhiệt độ cao.
 
Điều này không ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cơ bản của chúng mặc dù làm giảm thân nhiệt của chúng.
 
Với thân nhiệt thấp hơn, tuổi thọ của chuột tăng trở lại mức bằng với những con chuột sống ở nhiệt độ 21 độ C.
 
Theo các nhà nghiên cứu, so với tốc độ chuyển hóa cơ thể, thân nhiệt là nhân tố quan trọng hơn đối với tuổi thọ.
 
Theo Thúc Anh (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Pfizer/BioNTech xin cấp phép tiêm liều thứ 4 cho người trên 65 tuổi

Kết quả phân tích từ hơn 1 triệu người trên 60 tuổi tại Israel cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và bệnh nặng ở người tiêm liều vaccine thứ 4 thấp hơn so với người chỉ tiêm một liều tăng cường.

Dịch COVID-19: Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch

Một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.