icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nghiên cứu sinh thái và phân bố thể loài Bách xanh đá ở Phong Nha - Kẻ Bàng

  • 09:03 | Thứ Tư, 04/03/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa thực hiện thành công nhiệm vụ “Nghiên cứu sinh thái và phân bố thể loài Bách xanh đá tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”. Nhiệm vụ đã được Hội đồng Khoa học KH-CN cấp tỉnh nghiệm thu và đánh giá cao về tính thực tiễn của nó mang lại.
Bách xanh đá là loài được Sách đỏ IUCN xếp tình trạng bảo tồn nguy cấp.
Bách xanh đá là loài được Sách đỏ IUCN xếp tình trạng bảo tồn nguy cấp.
Bách xanh đá là một trong 14 loài thuộc ngành Hạt trần, khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, trong ngành này có một số loài quan trọng, như: Thông nàng, Hoàng đàn giả, Kim giao núi đá, Thông tre lá dài, Đỉnh tùng Vân Nam. Bách xanh đá thuộc họ Hoàng đàn nằm trong nhóm IIA, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, được Sách đỏ IUCN xếp tình trạng bảo tồn nguy cấp.
 
Mục tiêu của nhiệm vụ là nghiên cứu đặc điểm sinh thái và hiện trạng phân bố của loài Bách xanh đá trong Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Cụ thể là nghiên cứu về quy mô, phạm vi, điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học và sinh thái cơ bản, các yếu tố gây suy thoái quần thể loài nhằm bảo tồn và hạn chế tối đa các nguy cơ đe dọa lên quần thể và loài.
 
Sau gần 20 tháng thực hiện nhiệm vụ (từ tháng 6-2018 đến tháng 2-2020), đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của loài Bách xanh đá trong khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về loài Bách xanh đá sau này. Đồng thời, với việc xác định được đặc điểm sinh thái và vùng phân bổ của loài Bách xanh đá, từ đó đưa ra giải pháp quản lý, bảo tồn nguồn gen quần thể Bách xanh đá trong tự nhiên tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy các giá trị của di sản Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 
 
Đặc biệt, nhiệm vụ đã áp dụng GIS và RS để xây dựng hệ thống quản lý bằng công nghệ nâng cao hiệu quả trong bảo tồn loài thực vật này.
 
T. Hoa