Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình giành 4 giải tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

  • 12:41 | Chủ Nhật, 23/03/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Tối 22/3, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
 
Liên hoan năm nay thu hút 734 tác phẩm dự thi ở 11 thể loại, gồm: Chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu, phóng sự, phóng sự ngắn, chương trình khoa giáo, chương trình đối thoại-tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, chương trình ca múa nhạc, sân khấu, phim truyện truyền hình và video trên nền tảng số.
 
Ban Tổ chức đã trao 54 giải vàng, 98 giải bạc, 223 giải khuyến khích và 3 giải cá nhân xuất sắc. 
Đại diện các nhóm tác giả đoạt giải tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
Đại diện các nhóm tác giả đoạt giải tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
Tham gia Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình đã giành 4 giải khuyến khích ở các thể loại phóng sự, phim tài liệu và phóng sự ngắn tích cực.
 
Các tác phẩm được vinh danh gồm: “Cần đồng thuận vì chủ trương lớn” (thể loại phóng sự ngắn) của nhóm tác giả Nguyễn Trung Đức, Đoàn Công Hưng, Nguyễn Đức Thái; “Con đã về với mẹ” (phim tài liệu 1 tập) của nhóm tác giả Đoàn Xuân Thắng, Phạm Thị Diệu Minh, Bùi Thị Thanh Huyền, Phú Sơn, Thanh Sơn, Ngọc Khánh; “Ươm mầm” (phóng sự) của nhóm tác giả Lê Lựu, Quang Ngọc, Thanh Cao, Diệu Minh, Đức Thái; “Vành đai xanh…” (phóng sự ngắn tích cực) của nhóm tác giả Diệu Minh, Cẩm Vy, Phú Sơn, Thanh Sơn, Tiến Hoàng.
 
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 là ngày hội của những người làm truyền hình, nhằm tôn vinh những tác phẩm xuất sắc, đồng thời khuyến khích sáng tạo, nâng cao chất lượng báo chí truyền hình trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ.
 
Diệu Hương
 

tin liên quan

Hoa đào trước ngõ

(QBĐT) - Ở tỉnh Quảng Bình có một loài hoa đào bản địa bình dị, mỗi bông hoa chỉ năm cánh đơn, sắc hoa phơn phớt hồng tươi tắn, dịu dàng, có vẻ đẹp mong manh mà người dân thường gọi là đào rừng, hoặc đào ta...

Dâu tím

(QBĐT) - Tháng ba vào mùa dâu chín
Em lên rừng với anh không
Tuổi thơ mình còn ở đó
Trái dâu tím nỗi chờ mong

Quê mẹ ta ơi!

(QBĐT) - Có một bài ca không quên
Nhớ thương tôi thường nhẩm hát
Ai tận đầu trời xanh ngắt
Ai về cuối đất thẳm sâu