Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Gần 60 quốc gia cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa

  • 06:33 | Thứ Tư, 27/11/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức cấp bách nhất của nhân loại, gần 60 quốc gia đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc chấm dứt tình trạng này.
 
Theo hãng tin Yonhap, tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) diễn ra tại Busan, Hàn Quốc (từ ngày 25/11 đến ngày 1/12), các đại diện là thành viên của Liên minh Tham vọng Cao (HAC), trong đó có Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2040. Hiệp ước này được kỳ vọng sẽ đưa ra một khung pháp lý toàn diện, bao quát toàn bộ vòng đời của nhựa, từ khâu sản xuất, tiêu thụ cho đến xử lý. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đáng kể lượng nhựa thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
 
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tuyên bố chung của HAC là cần thiết phải giảm sản xuất và tiêu thụ polymer nhựa nguyên sinh. Đây được xem là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nhựa.
Toàn cảnh vòng đàm phán thứ 5 của Ủy ban đàm phán liên Chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) ở Busan, Hàn Quốc, ngày 25/11/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Toàn cảnh vòng đàm phán thứ 5 của Ủy ban đàm phán liên Chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) ở Busan, Hàn Quốc, ngày 25/11/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tuy nhiên, quá trình đàm phán để đạt được một hiệp ước toàn cầu về nhựa vẫn còn nhiều khó khăn. Các quốc gia thành viên vẫn đang tranh cãi về phạm vi và mức độ ràng buộc của hiệp ước, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh sản xuất nhựa.
 
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng polymer tổng hợp toàn cầu - chất liệu tạo thành nhựa khối, đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950.  Giai đoạn 2000-2019, con số này tăng gấp đôi lên 460 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc.
 
Theo OECD, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn. Tỷ lệ thuận với sản lượng nhựa tăng mạnh, khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu cũng tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 20 năm qua, từ 156 triệu tấn trong năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.
 
Điều đáng quan ngại là cách xử lý lượng rác nhựa khổng lồ này. Theo OECD, chỉ 9% rác thải nhựa trên thế giới được tái chế, 19% được đốt có kiểm soát và gần 50% được đưa đến các bãi chôn lấp có kiểm soát. Khoảng 22% lượng rác thải nhựa có điểm đến cuối cùng là các bãi rác, bị đốt ngoài trời hoặc thải trực tiếp ra môi trường, gây nguy cơ lớn cho sức khỏe con người. Khoảng 22 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm, trong đó có 6 triệu tấn trôi nổi dưới sông, hồ và biển.
 
OECD dự đoán đến năm 2060, khối lượng rác thải nhựa trong môi trường sẽ tăng gấp hai lần lên 44 triệu tấn, chủ yếu là loại nhựa lớn, song chưa có thống kê chính xác về tình trạng hạt rác nhựa trong cơ thể con người và sinh vật.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Máy bay thương mại đối mặt nguy hiểm khi hoạt động trên không phận Trung Đông

Căng thẳng leo thang khiến bầu trời Trung Đông trở thành vùng nguy hiểm chưa từng có cho hàng không dân dụng. Với số lượng tên lửa phóng tăng đột biến, các chuyến bay không chỉ đối mặt với rủi ro vô tình bị tấn công mà còn phải gánh chịu nỗi lo về an toàn mỗi lần cất cánh.

Lũ quét và lở đất ở Indonesia khiến 19 người thiệt mạng

Giới chức Indonesia cho biết lũ quét và lở đất tại 4 huyện của tỉnh Bắc Sumatra của nước này gồm Padang Lawas, Nam Tapanuli, Deli Serdang và Karo, khiến 19 người thiệt mạng và trên 20 người bị thương.

Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người

Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.