.

Quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học bậc phổ thông

.
07:31, Thứ Hai, 22/10/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh…, ngành giáo dục Quảng Bình đã có sự chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
 
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) theo Nghị quyết 29-NQ/TW, thì trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, đội ngũ giáo viên (GV) cơ cấu chưa hợp lý, thiếu đồng bộ. Một số cán bộ quản lý (CBQL) năng lực điều hành còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học. Một số GV còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa quan tâm nghiên cứu, tìm tòi để có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh (HS). Nhiều HS còn thiếu ý thức học tập, không nắm vững kiến thức các lớp dưới nên khó khăn khi tiếp thu kiến thức các lớp trên, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn ngành.
 
Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông, ngoài những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, thường xuyên các năm học, từ năm học 2018-2019, sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh với yêu cầu dạy thật, học thật, chất lượng thật. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS; rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Toàn ngành tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Từ năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh với yêu cầu dạy thật, học thật, chất lượng thật.
Từ năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh với yêu cầu dạy thật, học thật, chất lượng thật.
Sở GD-ĐT đã đề ra những giải pháp quyết liệt để thực hiện trong toàn tỉnh. Trước hết tập trung tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, với mục tiêu: bảo đảm đủ phòng học cho các cấp học; xóa bỏ phòng học tạm, phòng học nhờ; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố ở các trường phổ thông; tăng cường thiết bị dạy học, nhất là thiết bị dạy học tin học và phòng học ngoại ngữ; phấn đấu đến năm 2020 giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; chú trọng ưu tiên đầu tư cho các trường vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, các trường phổ thông dân tộc bán trú. Tích cực huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục; tham mưu UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các kế hoạch phát triển cơ sở vật chất của ngành.
 
Mặt khác, Sở tiếp tục tham mưu để giảm số HS tối đa/lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức dạy và học theo phương pháp mới. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất; ưu tiên đầu tư thiết bị dạy học hiện đại như phòng học ngoại ngữ chuyên dụng, phòng học tin học...; trang bị các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ dạy học như: phần mềm thiết kế bài giảng điện tử; ngân hàng đề; phần mềm quản lý thiết bị, thư viện; phần mềm quản lý cán bộ, GV, HS...
 
Để nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ quản lý giáo dục và GV, phát huy tối đa tính tích cực của HS, sở sẽ tham mưu các cấp có thẩm quyền giao biên chế bố trí đủ GV giảng dạy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp đội ngũ bảo đảm cân đối về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Toàn ngành thực hiện nghiêm túc việc đánh giá công chức, viên chức hàng năm học, trong đó lấy chất lượng dạy-học làm căn cứ quan trọng trong đánh giá, phân loại. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị trường học cho đội ngũ CBQL; ưu tiên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhất là phương pháp dạy học cho đội ngũ GV, tạo môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò.
 
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL, GV; hàng năm học, tổ chức thi GV dạy giỏi tại các trường để tạo ra phong trào thi đua giữa các GV, tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của mỗi đơn vị; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
    
Ngành sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chí địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin cho xã hội; nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của các cấp học để lan tỏa, khích lệ các thầy, cô giáo, các em HS phấn đấu, vươn lên.
         
Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc việc giao chỉ tiêu chất lượng giáo dục gắn với việc đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao: từng năm học, Sở GD-ĐT giao chỉ tiêu chất lượng cho các đơn vị trực thuộc và các phòng GD-ĐT; tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng đầu cấp THCS, THPT; có phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT phù hợp để làm căn cứ đánh giá chất lượng đầu vào bậc THPT... Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT, điểm thi THPT quốc gia, điểm kiểm tra học kỳ, kết quả xếp loại học tập của HS là một trong các tiêu chí để xét danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân...
 
Trong quá trình thực hiện, “tuyệt đối không lấy danh nghĩa nâng cao chất lượng giáo dục để thu bất kỳ khoản kinh phí nào của HS, phụ huynh HS và Ban đại diện cha mẹ HS”, Giám đốc Sở GD-ĐT Đinh Quý Nhân yêu cầu.
 
Nội Hà
,
  • Thành tích 'khủng' của học sinh Việt Nam tham dự Olympic Quốc tế 2018

    Trong jỳ thi Olympic Quốc tế và khu vực năm 2018, học sinh Việt Nam đã đoạt 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc và 11 huy chương đồng.
     
    20/10/2018
    .
  • Ban hành nghị định bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
     
    19/10/2018
    .
  • Tuyên dương nữ nhà giáo 'Giỏi việc trường, đảm việc nhà'

    (QBĐT) - Thiết thực kỷ niệm 88 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, sáng nay (18-10), Sở Giáo dục-Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã tổ chức gặp mặt nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" giai đoạn 2015-2018.

    18/10/2018
    .
  • 5 năm đổi mới giáo dục: Thế giới ấn tượng về sự phát triển ở Việt Nam

    Ngân hàng Thế giới khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
     
    18/10/2018
    .
  • Đại học rục rịch thay đổi phương thức tuyển sinh 2019

    Nhiều trường đại học cho biết đang xây dựng kế hoạch, đề án tuyển sinh 2019 với một số điều chỉnh về phương thức nhưng sẽ không gây xáo trộn nhiều, tránh ảnh hưởng đến thí sinh.
     
    17/10/2018
    .
  • Các trường học phải xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1299/QĐ – TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025". Theo đó, 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử. 
     
    15/10/2018
    .
  • Lan toả hiệu quả tinh thần tự học

    (QBĐT) - Từ ngày 1 đến ngày 7-10, tất cả các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2018 với chủ đề theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Trong cách học phải lấy tự học làm cốt".

    15/10/2018
    .
  • Bán kết cuộc thi 'Tỏa sáng ước mơ' khu vực duyên hải miền Trung

    (QBĐT) - Ngày 13-10, Tập đoàn máy tính Dell đã phối hợp với Trường đại học Quảng Bình tổ chức bán kết cuộc thi "Tỏa sáng ước mơ" cho sinh viên tại các trường đại học khu vực duyên hải miền Trung.

    14/10/2018
    .