.

Hải Ninh qua mùa biển khó

.
09:26, Chủ Nhật, 02/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Ba năm sau sự cố môi trường biển, giờ đây, những ngư dân xã bãi ngang Hải Ninh (Quảng Ninh) vẫn tự tin bám biển vươn khơi, đa dạng hóa ngành nghề để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Đi qua mùa biển khó, mới thấy hết sự bền dai của vùng bãi ngang vốn nhiều khắc nghiệt…

Thêm nghề để vượt khó

“Vốn là xã bãi ngang, nghề biển lâu nay là nghề chủ đạo của người dân trong xã. Chính vì vậy, khi sự cố môi trường biển xảy ra, chính quyền và người dân Hải Ninh không tránh khỏi lúng túng.

Nhưng nhờ sự định hướng, hỗ trợ kịp thời, người dân Hải Ninh đã sớm vượt qua khó khăn, mạnh dạn tìm nghề mới để phát triển sản xuất”, ông Phan Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Ninh đã mở đầu câu chuyện như vậy khi dẫn chúng tôi tham quan các cơ sở dịch vụ mới ở địa phương.

Điểm chúng tôi dừng chân đầu tiên chính là Công ty TNHH dịch vụ thương mại may TTQ (thôn Tân Hải, xã Hải Ninh), một trong số những doanh nghiệp được ra đời chỉ ít tháng ngay sau sự cố môi trường biển.

Diện mạo nông thôn mới xã Hải Ninh đổi thay từng ngày.
Diện mạo nông thôn mới xã Hải Ninh đổi thay từng ngày.

Anh Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc công ty chia sẻ, nhằm tạo việc làm cho bà con tại địa phương, với chút vốn liếng ít ỏi, năm 2016, anh đã mạnh dạn mở xưởng may chuyên nhận hàng gia công từ các đơn hàng của nước ngoài, may và gửi xuất khẩu sang các nước, như: Mỹ, Canada và Hàn Quốc.

Từ chỗ chỉ có 40 lao động, đến nay, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Công ty đã thu hút trên 200 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định từ 5,5 triệu đến 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Chưa dừng lại ở đó, hiện doanh nghiệp này đã xây dựng được 10 xưởng may vệ tinh ở các xã Gia Ninh, Hàm Ninh, An Ninh, Tân Ninh (Quảng Ninh); Thanh Thủy, TT. Kiến Giang (Lệ Thủy)…, thu hút và tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương với mức thu nhập ổn định.

Ngoài Công ty TNHH dịch vụ thương mại may TTQ, hiện trên địa bàn xã Hải Ninh đã xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thu mua chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Ngoài 2 HTX chế biến tôm khô vừa đi vào hoạt động còn có Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thế giới mới (thôn Xuân Hải, xã Hải Ninh) chuyên thu gom các sản phẩm cá bờm trắng, khuyếc (ruốc) biển và hải sản các loại để sấy khô, xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…; tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho trên 40 lao động địa phương.

Cùng với việc phát triển các cơ sở dịch vụ mới, xã Hải Ninh tiếp tục củng cố và phát triển làng nghề khoai deo Tân Định, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình doanh nghiệp chế biến khoai deo khác trên địa bàn. Đến nay, toàn xã có trên 10,5 ha diện tích trồng khoai deo với sản lượng khoai deo khô toàn xã được chế biến ước đạt 360 tấn.

Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động hiện cũng đang được xem là hướng đi đúng đắn của người dân xã Hải Ninh. Hiện toàn xã có 380 lao động tại các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc... Đây được xem là “cánh cửa” để người dân địa phương nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết, sau sự cố môi trường biển, người dân xã Hải Ninh đã mạnh dạn đa dạng hóa ngành nghề, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế nhằm từng bước ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù của một xã bãi ngang ven biển, hướng phát triển kinh tế chính của địa phương vẫn là khai thác và chế biến thủy hải sản.

Toàn xã hiện có 828 tàu thuyền đang hoạt động, trong đó có gần 200 tàu thuyền có động cơ từ 20 CV trở lên. Trong 9 tháng đầu năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, trời nắng ấm lại không có bão, biển lặng nhiều ngày, nên ngư dân xã Hải Ninh tiếp tục bám biển khai thác hải sản.

Theo đánh giá của ngư dân địa phương, năm nay, biển xuất hiện nhiều loại cá, mực, ghẹ các loại có giá trị kinh tế cao, ngư dân rất phấn khởi. Đặc biệt, đây là năm mà ngư dân Hải Ninh được mùa ruốc biển với sản lượng đánh bắt toàn xã lên đến trên 20 tấn/ngày.

Diện mạo mới

Về Hải Ninh những ngày này, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy chính là sự đổi thay đáng kể về diện mạo nông thôn. Kết quả này có được là nhờ những quyết sách đúng đắn và mạnh dạn của Đảng bộ và chính quyền địa phương.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, Hải Ninh đã huy động mọi nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn thu sử dụng đất để tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng. Chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Hải Ninh đã huy động gần 50 tỷ đồng ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, như: trường học, chợ, hệ thống kè ở các thôn nhằm bảo đảm an toàn mùa mưa lũ, bể bơi ở trường tiểu học, đền cầu ngư nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bà con ngư dân tổ chức lễ hội truyền thống.

Nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân, xã Hải Ninh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời, tiếp tục rà soát các tiêu chí chưa đạt để phấn đấu đạt từ 2 đến 3 tiêu chí trong năm 2018.

Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, các thôn trên địa bàn xã đã triển khai bê tông hóa 1,66 km đường giao thông với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng. Hiện xã đang tiếp tục triển khai cho các thôn đăng ký bê tông hóa, khảo sát thiết kế và hoàn thiện đợt 2 với nguồn ngân sách xã 70% (2 tỷ đồng), nhân dân đối ứng 30% (857 triệu đồng), góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn.

“Trong thời gian tới, xã Hải Ninh chú trọng củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình HTX trên địa bàn; nhân rộng các mô hình HTX, doanh nghiệp tư nhân, trang trại, tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả với đa dạng ngành nghề, như: chế biến thủy hải sản, khoai deo…

Đồng thời, xã chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ quản lý và khai thác có hiệu quả bãi tắm Hải Ninh, nhất là sau khi tỉnh có quyết định quy hoạch sân gôn Bảo Ninh-Hải Ninh. Đặc biệt, xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để dự án FLC đầu tư trên địa bàn, xây dựng Hải Ninh thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong chuỗi các sản phẩm du lịch của tỉnh và cả nước”, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết thêm.

Thanh Hải

 

,
  • Đền thiêng trên đường 20

    (QBĐT) - Nguyễn Tứ Vỵ, Trưởng ban quản lý Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (AHLS) đường 20-Quyết Thắng gọi điện báo với tôi: "Anh ơi! Cây chuối rừng trước hang Tám Cô lại ra hoa kết trái, vừa đúng 8 nải rồi thôi. Anh lên với các anh chị ấy nhé!"

    28/10/2018
    .
  • Hội ngộ với anh em nhà họ Lê

    (QBĐT) - Không biết từ bao giờ, "Le Brothers"-anh em nhà họ Lê (nghệ sỹ Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải) cùng với New Space Arts Foundation đã trở thành những cái tên, điểm đến quen thuộc của giới yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

    27/11/2018
    .
  • Chủ tịch Trần Sự-người có tầm nhìn chiến lược

    (QBĐT) - Khi đang ngồi trên nghế nhà trường thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, qua lời kể của mọi người, tôi đã biết và thực sự ngưỡng mộ trung tá Trần Sự, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình, người chỉ huy quân sự xuất sắc, dũng cảm, mưu lược đã đánh thắng nhiều trận oanh kích của máy bay, tàu chiến Mỹ.

    24/10/2018
    .
  • Mười bốn cây dừa

    (QBĐT) - Mười bốn cây dừa, không cây nào còn nguyên vẹn bởi những vết thương chiến tranh. Trước khi còn sót lại mười bốn cây dừa trên mình mang đầy thương tích, nơi đây từng là một vườn dừa trù phú, tràn đầy sinh lực, bình yên tọa lạc nơi góc phố thân thương của thị xã Đông Hới.

    21/10/2018
    .
  • Bên mái đèo Ngang

    (QBĐT) - Đèo Ngang là con đèo lịch sử, đượm nét hoài cổ, từng được nhiều tao nhân mặc khách lưu dấu lại bằng những tuyệt phẩm thơ còn mãi với thời gian.

    18/11/2018
    .
  • Ký ức xóm nhỏ Hà Tran trong lòng người ra trận

    (QBĐT) - Nhà báo Thanh Tùng tặng tôi tập sách "Từ dòng Kiến Giang đến Dinh Độc Lập"(*). Anh bảo: "Ngô Minh đọc cái này, hồi ức của anh em chiến sĩ trinh sát C20 xưa của chúng mình viết đấy, không văn chương chữ nghĩa gì mấy, nhưng cảm động lắm. Trong này có nhiều hồi ức sâu đậm về làng nhỏ Hà Tran bên sông Kiến Giang, Lệ Thủy quê ông".

    11/11/2018
    .
  • Chuyện già làng Hồ Pan

    (QBĐT) - Già làng Hồ Pan, bản Cây Bông, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy luôn được người dân kính trọng bởi sự tận tụy và tâm huyết với công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Trong gia đình, ông là người cha mẫu mực, nuôi dạy cả 6 người con khôn lớn, trưởng thành.

    07/11/2018
    .
  • Huyền tích về vua Hàm Nghi ở Hóa Sơn

    (QBĐT) - Đâu chỉ có kho báu, những huyền tích về vua Hàm Nghi ở vùng đất Hóa Sơn (Minh Hóa) cho đến bây giờ vẫn được người dân nơi đây lưu truyền như một tấm gương trung trinh về lòng yêu nước son sắt…

    04/11/2018
    .