Chuyện tuần này:

Lao xao chuyện… nhập tỉnh!

  • 16:42 | Thứ Tư, 26/02/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hơn một tuần qua, kể từ khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 126 về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thì rất nhanh chóng, trên các trang mạng xã hội tràn ngập thông tin về chuyện… “nhập tỉnh”! Nào là từ 63 tỉnh thành, sẽ nhập lại còn 38, rồi 31, thậm chí chỉ còn… 20 tỉnh thành (!?). Không chỉ là số liệu đơn thuần, có trang mạng còn kèm đồ họa và đánh số thứ tự các tỉnh sẽ sáp nhập, khiến thiên hạ cứ ngỡ là… thật! Riêng Quảng Bình, có trang mạng khẳng định sẽ nhập chung 3 tỉnh Bình-Trị-Thiên như trước đây và lấy Quảng Trị làm trung tâm hành chính (!)…
 
Bây giờ, thì thông tin về “sáp nhập” tỉnh đang trở thành tâm điểm dư luận. Không chỉ là người dân, mà hầu như cán bộ đảng viên nào cũng quan tâm với nhiều tâm trạng khác nhau. Người tỉnh táo thì sẽ thấy rằng đó chỉ là những thông tin đồn thổi thiếu căn cứ. Nhưng nhiều người thì nửa tin nửa ngờ. Trong đó, không ít người lo lắng rằng, vừa mới nhập sở, sắp tới “bỏ huyện”, rồi nhập tỉnh, thì công việc, nơi ăn chốn ở thế nào? Con cái học hành ra sao? Bố mẹ già ở quê ai trông nom?... Thậm chí, có người còn lên “ý tưởng” sớm vô Đông Hà kiếm đất cắm dùi trước khi thiên hạ đổ dồn về đây an cư… 
Thông tin sáp nhập tỉnh, thành phố lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Báo Lao Động
Thông tin sáp nhập tỉnh, thành phố lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Báo Lao Động
Phải khẳng định rằng, thông tin trên mạng về con số cụ thể các tỉnh thành sẽ sáp nhập là thiếu căn cứ. Đến thời điểm này, Trung ương mới chỉ giao cơ quan có thẩm quyền “nghiên cứu”, “định hướng” sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, và lộ trình là báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025. Còn quy trình thực hiện là phải lập đề án, phải tranh thủ ý kiến của bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia và nhân dân; rồi phải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan… Nghĩa là còn rất nhiều bước và mất nhiều thời gian nữa mới thành hiện thực. Bởi vậy, chúng ta cần tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin đang nhiễu loạn (nhất là thông tin từ “cò đất” liên quan đến vị trí tỉnh lỵ mới) để tránh “tiền mất tật mang” và sao nhãng, phân tâm trong công việc. Trên hết, cơ quan chức năng cần kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các trang mạng tung tin thất thiệt để góp phần định hướng dư luận.
P.V

tin liên quan

Hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy: Đồng thuận, thống nhất cao

(QBĐT) - Thực hiện Kết luận số 968-KL/TU, ngày 26/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy sẽ hợp nhất thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. 

Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP. Đồng Hới lần thứ XXII

(QBĐT) - Sáng 26/2, Thành ủy Đồng Hới tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu TP. Đồng Hới lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Kế hoạch thực hiện công tác dân vận chính quyền năm 2025

(QBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 289/KH-UBND thực hiện công tác dân vận chính quyền năm 2025.