Huy động nguồn lực xây dựng và phát triển văn hóa

  • 07:08 | Thứ Năm, 18/04/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) (NQ số 33) và Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa (VH), con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Lệ Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của VH nói chung, xây dựng đời sống VH nói riêng, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…
 
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin (VH-TT) huyện Lệ Thủy Dương Văn Bình cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, lĩnh vực VH-TT ở huyện Lệ Thủy đã đạt được một số kết quả nhất định; đời sống vật chất tinh thần của người dân cơ bản được đáp ứng; nhu cầu và mức hưởng thụ VH của người dân ngày càng tăng lên, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).
 
Trưởng phòng VH-TT huyện Lệ Thủy cũng cho biết thêm, cùng với việc chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động VH, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), làng VH, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn VH đã được huyện Lệ Thủy chú trọng, thông qua lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH…
Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hiện, trên địa bàn huyện có 21 di tích lịch sử (DTLS) được xếp hạng, trong đó có 10 DTLS cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt; 11 DTLS xếp hạng cấp tỉnh; có 3 di sản VH phi vật thể được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản VH phi vật thể quốc gia; 178/187 thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu làng VH (đạt 95,1%); 132/152 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn VH (đạt 82,1%); GĐVH đạt 92,5%; 187/187 nhà VH thôn, bản, tổ dân phố có cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động…
 
“Việc xây dựng GĐVH, thôn, bản, tổ dân phố VH, cơ quan, đơn vị VH, doanh nghiệp đạt chuẩn VH đã có tác động tích cực đến đời sống VH ở cơ sở; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng và phát triển KT-XH trên địa bàn…”, ông Dương Văn Bình cho hay.
 
Ngay sau khi có NQ số 33, Đảng ủy xã Xuân Thủy đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị quán triệt cho đội ngũ cán bộ cốt cán trong toàn xã; đồng thời chỉ đạo các đảng bộ bộ phận, các chi bộ trực thuộc tổ chức nghiên cứu, học tập và chủ động triển khai thực hiện nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VH, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 
Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thủy Nguyễn Văn Đề cho biết, NQ số 33 ban hành cùng thời điểm địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cho nên gặp nhiều thuận lợi trong công tác triển khai và tổ chức thực hiện, nhất là trong xây dựng cơ sở vật chất và các thiết chế VH.
 
Việc thực hiện NQ số 33 trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, như: Hệ thống thiết chế VH, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động VH thiếu đồng bộ, một số nơi hiệu quả sử dụng thấp, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa; công tác tổ chức xây dựng đời sống VH ở cơ sở chưa đi vào chiều sâu; chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của VH phục vụ phát triển du lịch; một số phong trào, cuộc vận động về VH chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; việc xã hội hóa các hoạt động VH còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách nhà nước; các sản phẩm VH phục vụ cho du lịch, dịch vụ chưa phong phú, đa dạng; chưa gắn sản phẩm VH với sản phẩm du lịch, làng nghề…

“Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, VH luôn được địa phương quan tâm giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển KT-XH. Xuân Thủy hiện có 3 DTLS được xếp hạng, trong đó có 1 DTLS được xếp hạng cấp quốc gia. Cùng với đó, các thiết chế VH không ngừng được đầu tư xây dựng. Đến nay, địa phương đã có 4/6 thôn đã xây dựng công viên đá, cây xanh; 100% nhà VH, khu thể thao thôn được xây dựng khang trang, có nội quy hoạt động; 94,5% gia đình đạt danh hiệu GĐVH; 4/6 thôn được công nhận khu dân cư kiểu mẫu; 50% hộ gia đình lắp hệ thống camera an ninh; xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao…”, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thủy thông tin.

Có thể khẳng định, qua 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33, cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trên địa bàn Lệ Thủy đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; phong trào xây dựng làng VH, cơ quan, đơn vị VH, GĐVH ngày càng đi vào thực chất.
 
Song song với đó, việc đầu tư xây dựng các thiết chế VH và công tác bảo tồn, phát huy các giá trị VH vật thể, phi vật thể được chú trọng thực hiện; phong trào VH, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển sâu rộng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao…
 Ngọc Hải

tin liên quan

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4)

(QBĐT) - Sáng 16/4, Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024 trên địa bàn tỉnh. 

Nhà văn và câu chuyện đọc văn

(QBĐT) - Nhà văn đương nhiên là đọc mọi thứ. Bởi văn chỉ tràn ra trong nhà văn khi mà cái sống đã thật đầy. Mà lưng túi vốn sống của nhà văn thì phải là một khối tổng hòa nhuyễn gộp: Vốn trải nghiệm thực tế, sức hư cấu tưởng tượng và vốn đọc.