Quảng Bình:

Gia tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mất cân bằng giới tính

  • 18:04 | Thứ Hai, 13/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Theo thông tin từ Sở Y tế, năm 2022, tỷ suất sinh trên địa bàn toàn tỉnh là 17,35‰ (theo dự báo), trong đó, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên: 2.111 cháu, chiếm tỷ lệ 20,63%, tăng 0,56% so với năm 2021. 
 
Thời gian qua, cùng với các hoạt động truyền thông phong phú, chiến dịch lồng ghép đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của nhân dân, nhiều người dân đã hiểu và tự nguyện tham gia các dịch vụ dân số-KHHGĐ. Tổng số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh là 44.631/43.500 ca, đạt 102,6% kế hoạch. 
Trẻ sơ sinh cần được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh.
Trẻ sơ sinh cần được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh.
Đặc biệt, ngành Y tế nỗ lực thực hiện tốt công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Số phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén là 8.453 người, đạt 98,91%; tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ nội dung và đúng kỳ là 8.371 người, đạt 97,95%; tỷ lệ bà mẹ đẻ do cán bộ y tế đỡ và tỷ lệ bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt 8.546 ca, chiếm tỷ lệ 100%, tăng 0,3% với năm 2021.
 
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh: Tỷ lệ chênh lệch giới tính năm 2022 là 108,8 nam/100 nữ (4.237 bé trai/3.896 bé gái), so với năm 2021 là 111 nam/100 nữ và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng. 
 
Bên cạnh đó, các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Trong năm, số ca thực hiện sàng lọc trước sinh: 4.159 ca, đạt tỷ lệ 40,6%; số ca thực hiện sàng lọc sơ sinh: 742 ca, đạt tỷ lệ 7,25%; số ca nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn: 3.385 ca, đạt tỷ lệ 5%... 
Quảng Bình có xu hướng gia tăng tỷ lệ sinh con thức 3 trở lên và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Quảng Bình có xu hướng gia tăng tỷ lệ sinh con thức 3 trở lên và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Vì vậy, ngành Y tế xác định, việc đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về dân số-KHHGĐ là việc làm thường xuyên và lâu dài, nhằm thay đổi nhận thức của mọi người dân. Trong đó, tập trung tuyên truyền về tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh; nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số… 
 
Trong năm 2023, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ suất sinh trên địa bàn toàn tỉnh từ 0,05-0,1‰ và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Nội Hà

tin liên quan

Ngược núi tiêm vắc xin phòng Covid-19

(QBĐT) - Ở các bản làng biên giới xa xôi trên dọc dài dãy Trường Sơn hùng vĩ… những mũi vắc xin phòng Covid-19 đến được với đồng bào dân tộc thiểu số là rất nhiều nỗ lực của những "chiến sĩ áo trắng" ngành Y tế Quảng Bình.

WHO duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID-19

WHO duy trì mức cảnh báo cao nhất về đại dịch COVID-19, đánh giá dịch bệnh này có thể đang trong thời điểm chuyển tiếp, cần được theo dõi cẩn thận để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
 

Tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19

(QBĐT) - UBND tỉnh đã có Công văn số 102/UBND-NCVX về việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19.