.

Tướng Giáp - Động lực đằng sau mỗi thắng lợi

.
17:12, Thứ Hai, 23/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - "Đằng sau mỗi thắng lợi, người ta thấy Tướng Giáp là nguồn động lực. Công trạng của ông là vô song và kết quả đạt được là phi thường, chính cái đó tạo nên thiên tài quân sự." Đó là nhận định sau một chuỗi luận đề khoa học đã được nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B Curey khẳng định trong công trình khoa học mang tên “Chiến thắng bằng mọi giá”.
 
Trong khi giới chức khoa học và truyền thông bàn thảo nhiều về những sự kiện lịch sử gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khai thác những giá trị tinh hoa về tư duy lý luận và phong cách nhà chiến lược cách mạng trong những sự kiện lịch sử trên hành trình lịch đại thì B Curey đã dẫn dắt một hệ tuyến luận điểm các luận đề khoa học với cách dẫn luận khá độc đáo để khẳng định tầm vóc lớn nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ và không đơn giản chỉ là những dấu ấn thực tiễn mà là chính là linh hồn của những biến cố lịch sử làm nên chiến thắng.
 
Cecil B Curey viết: “Trải qua năm tháng, ông trở thành một vị tướng huyền thoại, một thiên tài quân sự duy nhất của thế kỷ XX và một trong những vĩ nhân của thời đại. Không phải vì phong cách xuất sắc và tính trang nhã trong chiến lược của ông. Không phải vì ông chỉ huy quân đội và cổ vũ toàn dân phát huy cao nhất lòng dũng cảm giành chiến thắng trong những trận đánh nổi tiếng. Cũng không phải vì nhân cách có phép mầu của ông hay vì bản lĩnh cá nhân không thể chối cãi của ông….”
 
Mà, trên hết, quan trọng hơn hết, quyết định hơn hết chính là “đằng sau mỗi thắng lợi, người ta thấy Tướng Giáp là nguồn động lực”. Có thể nói, chính B Curey đã tìm ra cái chìa khóa giải mã nguyên nhân của mọi chiến thắng mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc chiến tranh 30 năm, đó chính là động lực tinh thần được hình thành từ nhân tố cơ bản: lòng tin và sự chuyển hóa các giá trị cá nhân thành giá trị tập thể, sự trao truyền những giá trị dân tộc thành bản lĩnh tinh hoa và sức mạnh trong từng con người.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần thăm lại Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần thăm lại Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Nghiên cứu những dấu ấn lịch đại trong cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng thấy rõ điều đó. Trong khuôn khổ của một tờ nhật báo, chỉ xin lấy 3 sự kiện lớn trong cuộc đời của ông để chứng minh:
 
Một là, khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ thành lập một đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên với tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ là kết hợp giữa  đấu tranh vũ trang và tuyên truyền để phát huy hiệu quả trên cả hai mặt trận đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, Võ Nguyên Giáp đã nhanh chóng nắm bắt được tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông trở thành người tổ chức, chỗ dựa tinh thần và là động lực tạo nên sức mạnh của một đơn vị vũ trang khi ông lựa chọn những nhân vật quan trọng có tài năng kiệt xuất cả về quân sự và chính trị để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đó là Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Dương Mạc Thạch, Lâm Cẩm Như, Lộc Văn Lùng.
 
Mặc dù bộ máy tổ chức của đơn vị vũ trang đầu tiên hết sức giản đơn nhưng nó đã là một mô hình thu nhỏ của hệ thống tổ chức quân đội cách mạng. Quan trọng hơn, từ một mô hình tổ chức, nền móng của tư tưởng về “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân” đã bắt đầu hình thành từ đó và trở thành thuyết luận cơ bản trong đường lối quân sự Việt Nam mà dấu ấn động lực đầu tiên là từ Võ Nguyên Giáp.
 
Và, nếu nói về đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Cách mạng Việt Nam thì đóng góp này là lớn nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định cho chuỗi những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc.
 
Hai là, động lực từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
 
Như chúng ta đã biết, cục diện chiến tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã dẫn đến cuộc đối đầu quân sự tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào thời điểm ấy, nhân dân Đông Dương nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng đã ở trong tư thế sẵn sàng vào trận cuối rồi. Đây là trận quyết chiến chiến lược mà Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định rồi. Cục diện chiến tranh Đông Dương đã được đẩy đến phút chót rồi. Cùng lúc với cuộc đối đầu với thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ thì lực lượng còn lại của Pháp đã bị khóa chặt ở 4 chiến trường: Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Trung – Thượng Lào.
 
Tuy quân Pháp ở Điện Biên Phủ là lực lượng chính quy, lại ở trong một Tập đoàn cứ điểm được xây dựng công phu, có trang bị mạnh nhưng đã bị bao vây, cô lập. Chiến thắng gần như là một niềm tin vững chắc trong quân và dân cả nước rồi. Nhưng đến phút chót thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định đổi chiến thuật “Đánh nhanh, thắng nhanh” thành "Đánh chắc, tiến chắc”.
 
Điều đó không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt quân sự là đảm bảo một chiến thắng để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi quyết định mà trong đó còn mang tính nhân văn cao cả. Đó là: chọn chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc” đảm bảo cho một thắng lợi chắc chắn nhưng tổn thất ít nhất cho nhân dân và quân đội ta. Chính điều đó là động lực to lớn cho quân và dân ta có niềm tin vượt qua khó khăn để tạo lập thế trận mới, thế trận đánh chắc, tiến chắc ở Điện Biên Phủ.
 
Thứ ba, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại có một quyết định ngược lại với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đó là huy động mọi nguồn lực, chớp thời cơ đẩy nhanh cuộc Tổng tiến công bằng bức điện nổi tiếng, đã đi vào lịch sử: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa...!”.
 
Khác với cục diện chiến sự ở Điện Biên Phủ, cục diện chiến tranh miền Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đã đặt toàn bộ hệ thống chính quyền Sài Gòn trước sự sụp đổ nhưng bộ máy chính quyền và quân đội vẫn gần như còn nguyên vẹn. Vì vậy, nếu không chớp thời cơ kết thúc cuộc chiến tranh khi kẻ thù đã hoang mang, khủng hoảng đến cực độ thì tổn thất sẽ kéo dài. Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra một động lực mạnh mẽ để quân dân ta chớp thời cơ giành thắng lợi nhanh chóng nhất, trọng vẹn nhất.
 
Từ những dẫn liệu trên đây, cho thấy giá trị tư tưởng và tinh thần có ý nghĩa động lực của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên hành trình lịch sử Cách mạng Việt Nam.
 
TS. Nguyễn Khắc Thái
,
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Mãi xứng danh "Người anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) là vị tướng lĩnh tài năng kiệt xuất, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đặc biệt, Đại tướng đã có công lao to lớn trong việc tổ chức, xây dựng Quân đội cách mạng không ngừng lớn mạnh, lập nên những chiến công vang dội mang tầm vóc thời đại; được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hết mực yêu mến, kính trọng.

    23/08/2021
    .
  • Phát động thi đua đặc biệt Quân đội cùng cả nước đoàn kết phòng, chống đại dịch

    Sáng nay (23-8), tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề "Quân đội cùng cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" theo hình thức trực tuyến tại 220 điểm cầu trong toàn quân, với sự tham dự của 4.500 đại biểu.

    23/08/2021
    .
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp dạy tôi làm báo

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược kiệt xuất đồng thời là một nhà báo tài ba. Người Anh Cả của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bắt đầu làm báo từ năm 16 tuổi.

    22/08/2021
    .
  • "Vị tướng huyền thoại" của dân tộc Việt Nam

    Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược và quân dân ta đã lập nên những chiến công hiển hách; qua đó đã xuất hiện những danh tướng lẫy lừng. Một trong số đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp-"Vị tướng huyền thoại" của dân tộc ta.

    21/08/2021
    .
  • Sáng nay, 60 tổ quân y lưu động bay vào tiếp ứng miền Nam chống dịch

    Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sáng nay (21-8), Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho 295 cán bộ, bác sĩ, học viên của Học viện tăng cường vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch COVID-19.

    21/08/2021
    .
  • Quân đội căng mình trên khắp các "mặt trận" phòng, chống dịch COVID-19

    Bất cứ ở đâu có điểm "nóng" về dịch COVID-19 là quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần "vì nhân dân quên mình", "vì nhân dân phục vụ".

    20/08/2021
    .
  • Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tập huấn công tác cứu hộ, cứu nạn năm 2021

    (QBĐT) - Nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp sử dụng phương tiện làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn cứu hộ cứu nạn năm 2021. 

    19/08/2021
    .
  • Vì nhân dân phục vụ

    (QBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:"Xây dựng bộ máy Công an nhân dân (CAND) tức là Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân. Đồng thời, phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an. Cách tổ chức công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy má. Lề lối làm việc phải dân chủ...".

    18/08/2021
    .