.

Nhận diện chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng

Chủ Nhật, 10/11/2024, 06:02 [GMT+7]

Với hơn 70 triệu người sử dụng internet và trên 123 triệu thuê bao điện thoại di động trong cả nước (tỉnh Quảng Bình có 918.996 thuê bao di động), những ai tham gia vào không gian mạng đều hơn một lần nhận được thông tin "xấu, độc" mục đích lừa đảo. Trong giai đoạn bùng nổ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số như hiện nay, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng trở nên tinh vi, xảo quyệt. Mỗi một người dân, hãy là người dùng an toàn, thông minh để khỏi bị "tiền mất, tật mang".

 

 

 

 

Theo đại tá Lê Văn Hóa, Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh: Hiện nay, đối tượng lừa đảo trực tuyến thường hướng đến là lừa đảo tài chính, chiếm 72,6% số vụ lừa đảo trên không gian mạng. Mục tiêu cuối cùng để chiếm đoạt tài sản bằng rất nhiều thủ đoạn mưu mô, xảo quyệt và tinh vi. Tại địa bàn tỉnh, qua công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng.

 

Trường hợp nạn nhân bị dẫn dụ chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng lừa đảo cung cấp nên kịp thời dừng chuyển tiền; liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và các tổ chức tài chính; sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch, trình báo cho các cơ quan chức năng để điều tra, truy vết.

 

Một số kỹ năng phòng tránh khi đối mặt với dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng: Đầu tiên phải có ý thức bảo mật thông tin cá nhân; kiểm tra nguồn thông tin đến có tin cậy hay không; cần cảnh giác với chiêu trò kết bạn trên không gian mạng (zalo, facebook, telegram...); cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin, chia sẻ thông tin cá nhân, đặt cọc trước hoặc chuyển tiền trước.

 

 

 

 

 

Trước những thách thức về bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) chú trọng an toàn thông tin và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tấn công mạng; đồng thời, hướng dẫn và cảnh báo cho khách hàng về các hành vi lừa đảo, như: Gian lận, lừa đảo tại điểm giao dịch, qua ứng dụng internet banking, mail, messenger, zalo...; công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ điểm giao dịch gần nhất để khách hàng yêu cầu tạm khóa các dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử kịp thời... nhằm hạn chế tổn thất do các hành vi lừa đảo gây ra.

 

 

Các TCTD đẩy mạnh đào tạo cán bộ, sớm nhận diện rủi ro và phát hiện giao dịch bất thường của khách hàng, hướng dẫn khách hàng thủ tục trình báo, phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng xử lý các hành vi lừa đảo.

 

Cùng với đó, các TCTD chủ động xây dựng quy trình, quy định hạn chế rủi ro do đối tượng sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tài khoản, thường xuyên rà soát tài khoản ảo, tài khoản mở theo hình thức eKYC.

 

Hệ thống máy tính của các ngân hàng phải được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc có bản quyền, thường xuyên được cập nhật lỗ hổng bảo mật và chỉ kết nối mạng nội bộ.