.

Để đất phèn "nở hoa"

.
08:29, Thứ Hai, 23/07/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Trên vùng đất phèn chua, sình lầy ở xứ đồng ruộng Lòi Ông Trang, thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, nông dân Đỗ Quang Bỗng đã mạnh dạn khai phá, chuyển đổi sang mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, mang lại hiệu quả cao.

Năm 2014, thực hiện chủ trương dồn điền của UBND xã Liên Thủy, ghép vùng đất sình lầy, phèn chua, sản xuất lúa kém hiệu quả vùng xứ đồng Lòi Ông Tranglại thành một mảnh, nông dân Đỗ Quang Bỗng đã mạnh dạn đứng ra đấu thầu 5,7 ha, rồi khai phá và xây dựng hệ thống đê bao thành khu vực trang trại tổng hợp.

Anh Bỗng còn nhớ mãi thời kì đầu đặt chân đến mảnh đất hoang dại, nhiều rắn rết, chuột bọ sinh sống. Trong 2 năm đầu, gia đình anh phải đầu tư nhiều công sức mồ hôi, tiền của mới cải tạo được như bây giờ.

Anh Bỗng cho biết: “Với số vốn đầu tư trên dưới 300 triệu đồng, trước tiên, tôi thuê nhân công nạo vét bùn lầy, khoanh vùng, sau đó thuê máy xúc đắp đê bao, tạo thành nhiều vùng sản xuất khác nhau. Tận dụng lợi thế vùng đất sình lầy có nguồn nước tự sinh dồi dào, tôi đã đào ao thả cá, kết hợp chăn nuôi vịt đàn, đồng thời trồng lúa kết hợp mô hình lúa- vịt- cá”.

Trong quy hoạch sản xuất, anh Bỗng dành 1,5 ha trồng lúa để lấy thóc nuôi vịt đẻ. Lúa vụ đông - xuân gieo được một thời gian, anh tiến hành thả cá giống trên chân ruộng. Đến vụ lúa tái sinh, sau khi gặt lúa thì thu hoạch cá.

Cùng với hơn 1ha mặt nước ao hồ, mỗi năm, anh thả trên 1 tấn cá giống các loại. Nhờ nguồn nước tự sinh dồi dào, nguồn phân vịt sẵn có nên thức ăn cho cá anh chỉ cắt cỏ và giảm bớt lượng bột. Mỗi năm, từ cá ao hồ và ruộng lúa, anh bán ra thị trường từ 7 đến 8 tấn cá thương phẩm, thu hàng chục triệu đồng.

Với chăn nuôi vịt, anh xác định đây là nghề chính nên đã đầu tư nuôi vịt thịt và vịt đẻ theo số lượng lớn. Mỗi năm, anh nuôi khoảng 2 ngàn vịt đẻ lấy trứng. Riêng vịt thịt, mỗi đàn khoảng 3 ngàn con, mỗi năm từ 3 đến 4 lứa, gặp năm thuận lợi thì 5 đến 6 lứa.

Theo anh Bỗng, điều quan trọng trong nuôi vịt là phải chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh. Càng khống chế được dịch bệnh thì hiệu quả kinh tế càng tăng cao. Mỗi năm nuôi vịt, anh đạt mức doanh thu từ 2 đến 3 tỷ đồng, trong đó lãi ròng khoảng 200 đến 300 triệu.

Đặc biệt, từ năm 2017, anh Bỗng đã mạnh dạn chuyển đổi 1 ha ao hồ nuôi cá sang trồng sen lấy hạt, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Bỗng cho biết: “Tôi thấy vùng đất này nhiều bùn, nguồn nước tự sinh dồi dào nên nảy ra ý định trồng sen. Để trồng được loại cây này, tôi phải vô Huế, Quảng Ngãi học tập mô hình của họ rồi về trồng thử”.

Với việc trồng 1 ha sen thí điểm, anh Bỗng đạt mức doanh thu từ 60 đến 70 triệu đồng. Nhận thấy trồng sen phù hợp với vùng đất sình lầy, nhiều bùn, mà kỹ thuật trồng chăm sóc lại không khó, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, năm 2018, anh đã mở rộng diện tích trồng sen lên 3 ha.

Để nghề trồng sen lấy hạt có thể bền vững, anh Bỗng đã liên hệ với các thương lái ở thành phố Huế để nhập toàn bộ lượng hạt sen thu được. Vì vậy, nghề trồng sen đã mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn cho hộ gia đình nông dân Đỗ Quang Bỗng.

Anh Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Thủy cho biết: “Mô hình trang trại tổng hợp của anh Bỗng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là việc trồng sen lấy hạt đã mở ra hướng đi mới có triển vọng. Anh Bỗng không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.”

Với quy mô và hiệu quả kinh tế sản xuất, trang trại của anh Bỗng đã được UBND huyện Lệ Thủy cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại theo Thông tư mới. Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, trang trại của anh Bỗng đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, khó khăn bây giờ là khu trang trại của gia đình anh Bỗng thuộc diện đất trồng lúa kém hiệu quả nhưng chưa chuyển đổi thành công sang mục đích sử dụng khác. Hiện tại, hộ anh Bỗng đang phối hợp với chính quyền địa phương xã Liên Thủy xin thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để gia đình có thể yên tâm lao động sản xuất lâu dài.

An Phương-Hoài Thu
(Đài TT- TH Lệ Thủy)

,
  • Tạm ngừng đón khách du lịch tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

    (QBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong những ngày qua tại Quảng Bình đã có mưa lớn kéo dài, sông Son nước lũ dâng cao nên Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã có thông báo tạm ngừng đón khách tại các điểm du lịch của Trung tâm từ ngày 22-7.
    22/07/2018
    .
  • Vật liệu xanh-xu hướng xây dựng hiện đại

    (QBĐT) - Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

    22/07/2018
    .
  • Chuyển đổi sinh kế cho ngư dân bãi ngang

    (QBĐT) - Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nông dân huyện Lệ Thủy, nhất là những ngư dân sống ở các xã bãi ngang ven biển vùng Ngư Thủy.

    22/07/2018
    .
  • Phân bón Sông Gianh, hành trình khẳng định thương hiệu

    (QBĐT) - Có mặt trên thị trường cách đây gần 30 năm, phân bón Sông Gianh (Tổng công ty Sông Gianh, phường Quảng Thuận, TX. Ba Đồn) đã có một bề dày phát triển bền vững, ngày càng tạo được thương hiệu, uy tín rộng khắp trên toàn đất nước và đang vươn tầm quốc tế.

    21/07/2018
    .
  • Quảng Ninh: Định hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

    (QBĐT) - UBND huyện Quảng Ninh vừa phối hợp với các sở: Nông nghiệp-PTNT, Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức hội thảo đề án "Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025".

     

    21/07/2018
    .
  • Thị xã Ba Đồn: Thiệt hại nuôi trồng thủy sản do mưa lớn

    (QBĐT) - Hiện nay, tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Ba Đồn xuất hiện tình trạng cá lồng trên sông bị chết rải rác, điển hình là tại xã Quảng Minh.

    21/07/2018
    .
  • Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 11.222 tỷ đồng

    (QBĐT) - Với việc thực hiện sớm và đồng bộ các giải pháp, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.

    20/07/2018
    .
  • Chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

    (QBĐT) - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi câytrồng trên đất vườn đồi, từ năm 2014 đến nay, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy đã khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây keo lai, đất vườn tạp sang trồng một số loại cây, như: cam, bưởi, thanh long ruột đỏ, cây dược liệu…, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.

    20/07/2018
    .