.

Quảng Ninh: Định hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

.
11:04, Thứ Bảy, 21/07/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - UBND huyện Quảng Ninh vừa phối hợp với các sở: Nông nghiệp-PTNT, Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức hội thảo đề án "Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025".

Các đại biểu thảo luận, góp ý hoàn thiện đề án.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sản lượng sang chất lượng, giá trị, hàng hóa.

Do vậy, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã chuyển dịch đáng kể, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung và một số sản phẩm có thể trở thành hàng hóa như gạo Vĩnh Trung, ngô (Hiền Ninh, Trường Sơn), dưa hấu Hàm Ninh, gà Vạn Ninh... Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vẫn còn hạn chế, chủ yếu đang triển khai dưới hình thức mô hình trình diễn, chưa được nhân ra diện rộng. 

Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, huyện Quảng Ninh đã xây dựng đề án “Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”.

Mục tiêu của đề án là nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng được 4 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: rau, hoa (Gia Ninh, Võ Ninh, Hải Ninh, Lương Ninh); cây ăn quả, dược liệu (Trường Sơn, Trường Xuân); tôm (Hải Ninh); chăn nuôi khép kín (Vạn Ninh, Trường Xuân, Hải Ninh) và đến năm 2025, toàn huyện sẽ có 4 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhằm đánh giá thực trạng, khó khăn, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hoàn thiện đề án, trong đó chú trọng vấn đề hỗ trợ kinh phí, chuyển giao khoa học kỹ thuật…, góp phần đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Quảng Ninh thời gian tới.

 Th.Hải

 

                                                                                                           

 

 

,
  • Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 11.222 tỷ đồng

    (QBĐT) - Với việc thực hiện sớm và đồng bộ các giải pháp, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.

    20/07/2018
    .
  • Chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

    (QBĐT) - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi câytrồng trên đất vườn đồi, từ năm 2014 đến nay, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy đã khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây keo lai, đất vườn tạp sang trồng một số loại cây, như: cam, bưởi, thanh long ruột đỏ, cây dược liệu…, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.

    20/07/2018
    .
  • Bồi dưỡng kiến thức mới về kinh doanh khí

    (QBĐT) - Ngày 19-7, Sở Công thương tổ chức bồi dưỡng kiến thức triển khai thực hiện Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15-6-2018 của Chính phủ về kinh doanh khí cho 200 học viên là lãnh đạo quản lý các sở, ngành, đơn vị liên quan và các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh.
    19/07/2018
    .
  • Chuyện gia đình Vân Kiều làm kinh tế giỏi

    (QBĐT) - Gia đình anh Hồ Thương (SN 1965) và chị Hồ Thị Ấn (SN 1967) ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy là minh chứng cho sự nỗ lực vươn lên, làm giàu của đồng bào Vân Kiều...

    19/07/2018
    .
  • Đổi mới doanh nghiệp, liệu có "bình mới rượu cũ"?

    (QBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng được đại biểu HĐND tỉnh nêu lên trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII là việc sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) và đổi mới doanh nghiệp (DN) Nhà nước.

    19/07/2018
    .
  • Nhân rộng hệ thống thâm canh lúa cải tiến

    (QBĐT) - Hiện nay, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là một tiến bộ kỹ thuật được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho phép áp dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của Việt Nam.

    18/07/2018
    .
  • Tín hiệu vui từ Xuân Hóa

    (QBĐT) - Năm 2017 là một trong những năm khó khăn nhất về kinh tế của xã Xuân Hóa (Minh Hóa) khi chăn nuôi đình trệ do giá lợn hơi giảm mạnh, 100% diện tích rừng kinh tế bị cơn bão số 10 làm gãy đổ.

    17/07/2018
    .
  • Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường

    (QBĐT) - Trong những năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng "cao, sạch và hiện đại", xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi và bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.

    17/07/2018
    .