Để vơi bớt "lời ru buồn"

  • 07:08 | Thứ Ba, 23/04/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Tình hình kinh tế-xã hội và đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) những năm qua đã có những chuyển biến tích cực nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do nguồn lực phát triển ở vùng ĐBDTTS còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH, HNCHT) vẫn diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con. 
 
Trước thực trạng đó, tiểu dự án 2 thuộc dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng TH, HNCHT trong vùng ĐBDTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 được tích cực triển khai, góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tiểu dự án đạt những kết quả chuyển biến, không có trường hợp nào HNCHT; tỷ lệ TH giảm dần qua các năm.
 
Thượng Trạch (Bố Trạch) là một xã vùng cao biên giới còn bộn bề khó khăn với phần đông dân số là đồng bào Ma Coong. Một số phong tục tập quán lạc hậu, xưa cũ vẫn tồn tại trong đời sống của bà con nơi đây, trong đó có tình trạng TH, HNCHT. Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Nguyễn Trường Chinh cho biết, trước đây, tỷ lệ TH, HNCHT trong đồng bào rất cao, dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương.
 
Thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực, phối hợp hiệu quả của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, tình trạng này đã được cải thiện. Năm 2023, xã có 6 trường hợp TH, còn HNCHT đã bị xóa bỏ trên địa bàn. Tuy số trường hợp TH vẫn ở mức cao nhưng đã giảm dần qua các năm.
 
Kết quả trên một phần là nhờ triển khai mô hình “Giảm thiểu tình trạng TH, HNCHT” tại xã Thượng Trạch với nhiều hoạt động hiệu quả. Trong đó, công tác tuyên truyền được chú trọng đẩy mạnh với các hình thức phong phú, đa dạng với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, đẩy lùi tình trạng TH, HNCHT trên địa bàn. Đáng chú ý, thông qua triển khai mô hình, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện được bồi dưỡng, nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.
Công tác tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng ĐBDTTS và miền núi được đẩy mạnh.
Công tác tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng ĐBDTTS và miền núi được đẩy mạnh.
Theo Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Thị Lài, trên cơ sở văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh đã giao cho Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực triển khai thực hiện tiểu dự án 2, dự án 9 trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, đơn vị đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để xây dựng các văn bản chỉ đạo và kế hoạch triển khai thực hiện tiểu dự án cụ thể, kịp thời; đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện căn cứ trên nguồn vốn phân bổ cho địa phương để xây dựng kế hoạch.
 
Chỉ tính riêng trong năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp UBND các xã, thị trấn, các trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú trên địa bàn tỉnh tổ chức 30 lớp tập huấn với sự tham gia gần 3.000 người nhằm tuyên truyền vận động, tư vấn nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho ĐBDTTS về TH, HNCHT; tổ chức 8 hội thi cho học sinh các trường PTDT nội trú, người DTTS sống ở vùng ĐBDTTS và miền núi để tuyên truyền các tác hại, hậu quả của TH, HNCHT…
 
Công tác bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở được chú trọng với việc tổ chức 2 lớp tập huấn/140 học viên là cán bộ văn hóa xã, tư pháp xã, trưởng bản, chi hội trưởng chi hội phụ nữ bản, bí thư chi đoàn, người có uy tín… Việc tư vấn lồng ghép các nội dung về TH, HNCHT cũng được triển khai hiệu quả với sự phối hợp của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh…
 
“Thời gian tới, vẫn còn đó những khó khăn trong triển khai tiểu dự án 2 trên địa bàn tỉnh, bởi tình trạng TH đã giảm xuống, nhưng tỷ lệ giảm vẫn thấp và chậm. Vẫn còn hiện tượng các trường hợp TH được đồng ý của hai gia đình, tổ chức cưới theo phong tục tập quán mà không đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn muộn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa tình trạng TH, HNCHT chưa được quan tâm đúng mức. Việc xử lý các trường hợp vi phạm chưa mạnh và thiếu kiên quyết...”, bà Nguyễn Thị Lài chia sẻ thêm.
 
Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi của ĐBDTTS về TH, HNCHT; tập trung công tác tuyên truyền, nhất là các bản vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ TH còn cao; tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa, hội thi, xây dựng các video clip, phóng sự… Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức chính trị-xã hội, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong ĐBDTTS cần tiếp tục được phát huy hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu biên soạn tài liệu cẩm nang về phòng, chống TH, HNCHT ở vùng ĐBDTTS và miền núi.
Mai Nhân

tin liên quan

Hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) đã tự nguyện hiến đất, hiến tài sản xây dựng đường giao thông nông thôn.

Vì đồng đội thân yêu, vì nhân dân phục vụ

(QBĐT) - Dù chỉ mới 2 năm thành lập Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống Công an Quảng Bình đã tham gia hơn 40 lượt hiến máu cấp cứu, kịp thời giúp đỡ hơn 30 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh và tham gia hiến gần 1.000 đơn vị máu để cứu người.

Phân luồng giao thông trong thời gian tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024

(QBĐT) - Để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024 và thuận tiện cho việc theo dõi của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, thành phố Đồng Hới sẽ tổ chức cấm đường và phân luồng giao thông trong thời gian tổ chức lễ hội.